ĐỐI VỚI CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 99 - 107)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3.3.ĐỐI VỚI CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

tổ chức Chính trị xã hội

- Đề nghị Hội đồng nhân dân huyện cân đối từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để tiếp tục bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định tại Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.

- Đề nghị UBND huyện chỉ đạo Chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn đến hoạt động chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới cho người dân, giúp người dân tiếp cận với những ngành nghề mới, phù hợp với tình hình của địa phương để người dân có cơ hội tạo việc làm, thu nhập cho bản thân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ vay vốn để vốn vay sử dụng đúng mục đích và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng.

- Đề nghị UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định số 401/QĐ- TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW; đặc biệt quan tâm chỉ đạo đối với các địa phương có chất lượng hoạt động yếu kém, nợ quá hạn cao, kéo dài, lãi tồn đọng cao.

- Đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã có biện pháp xử lý kiết quyết những hộ chây ỳ, hộ có nợ ngân hàng trước khi chuyển khỏi địa phương hoặc rời khỏi địa phương đi làm ăn xa.

- Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

- Đề nghị UBND cấp xã thực hiện tốt công tác chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách, xem đây là công cụ hữu hiệu trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

- Đề nghị UBND cấp xã cần chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, trong đó cần linh hoạt trong việc bổ sung, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo phát sinh thường xuyên trong tháng, quý để tạo điều kiện cho hộ vay tiếp cận nguồn vốn vay NHCSXH vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Lãnh đạo xã phụ trách công tác tín dụng chính sách: Tại cấp xã nên giao cho Chủ tịch xã giữ chức danh Trưởng ban giảm nghèo để nâng cao tính hiệu lực trong chỉ đạo điều hành đối với tổ chức Hội.

- Nâng cao vai trò của Ban xóa đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ vay vốn hoạt động thật sự tốt để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là ngân hàng của chính tổ chức mình,

thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tiến hành củng cố, đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể cơ sở và tổ tiết kiệm vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác đối với NHCSXH.

- Đề nghị Hội, đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung trong Hợp đồng ủy thác tín dụng ưu đãi đã ký với NHCSXH huyện. Nhất là khâu chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý vốn vay ở Hội, Tổ ở cơ sở. Đồng thời, thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH huyện để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động đạt kết quả cao hơn, góp phần quan trọng hơn nữa trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Ba Tơ.

- Hội đoàn thể cơ sở, Tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện, chính quyền địa phương lập hồ sơ vay vốn đối với nguồn vốn thu hồi và nguồn vốn mới trên cơ sở chỉ tiêu Trưởng ban đại diện phân khai vốn về các xã nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng, đúng mục đích, bình xét công khai, nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.

- Hội đoàn thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hội cấp cơ sở theo kế hoạch đã được ban hành hàng năm một cách có chất lượng, hiệu quả để kịp thời ngăn chặn việc xâm tiêu, chiếm dụng và vay ké.

- Cần phải bố trí, phân công rõ cán bộ chuyên trách theo dõi công tác ủy thác, hạn chế việc thay đổi nhân sự cán bộ Hội đoàn thể đối với những cán bộ này.

- Hội cấp xã phải cử lãnh đạo hội tham gia giao ban đúng định kỳ hàng tháng tại Điểm giao dịch xã với Phòng giao dịch NHCSXH huyện để nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách và tình hình nợ quá hạn, nợ lãi để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, nhằm từng bước đưa hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đi vào nề nếp, chất lượng và hiệu quả.

Kết luận Chương 3

Trong nội dung Chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH ở Chương 1 và phân tích thực trạng hoạt động và những tồn tại trong hoạt động tín dụng hộ nghèo ở Chương 2; tác giả đã xây dựng một số mục tiêu hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Các giải pháp đã bám sát và giải quyết các vấn đề còn tồn tại từ khâu phát triển nguồn vốn, công tác kiểm tra, giám sát đến khâu tuyên truyền và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, Tổ và cán bộ Ngân hàng...Bên cạnh các giải pháp tại chỗ, tác giả cũng có một số đề xuất, kiến nghị đối với NHCSXH cấp trên, BĐD – HĐQT – NHCSXH huyện, chính quyền huyện Ba Tơ và đối với các Hội, đoàn thể nhận ủy thác. Các giải pháp và đề xuất tuy nhỏ, nhưng nếu được thực hiện hy vọng sẽ đem lại kết quả cao hơn trong hoạt động tín dụng đối với cho vay hộ nghèo của NHCSXH trên địa bàn huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.

KẾT LUẬN

Nghèo đói luôn là một vấn đề xã hội bức xúc trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương chính sách xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Việc giải quyết vấn đề nghèo đói như một chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với việc tăng trưởng kinh tế phải chú trọng tập trung cho giảm nghèo bền vững. NHCSXH với ý nghĩa là một tổ chức tín dụng đặc thù của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, được thành lập tạo ra một kênh tín dụng ưu đãi để hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội làm ăn, sản xuất. Vậy nên, muốn xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH. Tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH là một đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy nhanh nhất quá trình xóa đói giảm nghèo.

Việc phân tích, nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đề ra, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực.

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, luận văn“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi” đã: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nghèo đói, tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH, từ đó khẳng định tính tất yếu phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo trong xu thế hội nhập hiện nay.Trên cơ sở lý luận chung, luận văn đi vào phân tích, đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; đi sâu vào phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo, từ đó rút ra những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cũng như đưa ra nguyên nhân của tồn tại

trong hoạt động tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện trong thời gian vừa qua. Từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã đề ra một số giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo tại đây. Đồng thời, luận văn cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị đối với NHCSXH cấp trên; với BĐD – HĐQT – NHCSXH huyện, với chính quyền huyện Ba Tơ và các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp đã đề ra.

Những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là một phần đóng góp nhỏ bé trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH. Hy vọng rằng với những phân tích và các giải pháp được đưa ra trong phạm vi luận văn sẽ được triển khai vào thực tế trong tương lai gần và mang lại kết quả khả quan trong việc giúp cho hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ngày càng nâng cao về chất lượng, góp sức to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo chung trên toàn huyện.

Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Lê Đức Toàn và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, và sự cố gắng nỗ lực của bản thân đã giúp học viên hoàn thành luận văn này.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu của bản thân, với hiểu biết còn giới hạn, luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiết sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của cô giáo hướng dẫn, các thầy, cô trong Hội đồng, các nhà khoa học và độc giả quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn./.

09/2011/QĐ - TTg ký ngày 30/01/2011, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

[2] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 59/2015/QĐ -TTg ký ngày 19/11/2015, về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

[3] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020.

[4] Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, Trần Duy Vũ, Ngọc Lan chủ biên (2009), Giáo trình Hệ thống thông tin tài chính Ngân hàng, NXB Đại Học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5] Đào Thị Thúy Hằng (2011), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hải Phòng

[6] Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng Thương Mại, NXB Thống Kê - Hà Nội.

[7] Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8] Đặng Thị Phương Nam (2007), “Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9] Lê Thị Thúy Nga (2011), “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[10] NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCSXH huyện Ba Tơ năm 2017.

[12] NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động gia đoạn (2003-2017) của NHCSXH huyện Ba Tơ.

[13] NHCSXH huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi(2019), Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCSXH huyện Ba Tơ năm 2019.

[14] Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Nguyễn Minh Phượng (2014), “Nâng cao hiệu quả cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Thái nguyên.

[16] Quyết định số 86/QĐ - NHCS ngày 10/01/2014 của Tổng giám đốc NHCSXH,

về việc ban hành quy định về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng trong hệ thống NHCSXH.

[17] Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

[18] Nguyễn Trung Tăng (2002), Giải pháp cho người nghèo và các Quỹ xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[19] Nguyễn Thị Thu (2013), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lào Cai”

Một số trang website:

[20] Trần Ngọc Hiên (2013), "Về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020", Tạp chí Cộng sản điện tử.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi moi/2011/12443/Ve-thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-Viet Nam.aspx

[21] Đàm Hữu Đắc (2013),"Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp người dân thoát nghèo bền vững”, Báo mới điện tử.

[22] www.tapchitaichinh.vn

[23] www.vbsp.org.vn Báo điện tử Ngân hàng chính sách xã hội [24] www.sbv.gov.vn Báo điện tử Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 99 - 107)