TÌNH HÌNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN BA TƠ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 50 - 58)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.5. TÌNH HÌNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN BA TƠ

Ba Tơ

2.1.5.1. Hoạt động huy động nguồn vốn

Trong quá trình hoạt động, được sự quan tâm của BĐD-HĐQT-NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi và NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn vốn của NHCSXH huyện Ba Tơ không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trên địa bàn. Cụ thể:

Bảng 2.1: Phân tích nguồn vốn giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Chên h lệch Tỷ lệ (%) Chên h lệch Tỷ lệ (%) 1 Nguồn vốn cân đối chuyển từ Trung ương 179.313 199.961 209.423 20.648 11,51 9.462 4,7 2 Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất 6.461 15.058 24.858 8.597 133,05 9.800 65,08 3 Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương

3.740 4.415 7.223 675 18,04 2.808 63,60

Tổng nguồn vốn 189.514 219.434 241.504 29.920 15,78 22.070 10,05

(Nguồn: Báo cáo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ)

Qua bảng phân tích cho thấy đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn của đơn vị

đạt 241.504 triệu đồng, tăng 22.070 triệu đồng so với năm 2018 (tương ứng tăng 10,05%), tăng 51.990 triệu đồng (tương ứng tăng 27,43%) so với năm 2017. Trong đó, chủ yếu nguồn vốn được cân đối từ Trung ương chiếm tỷ trọng 86,72%; tiếp theo đến nguồn vốn huy động ở địa phương được trung ương cấp bù lãi suất chiếm 10,29% và nguồn vốn từ Ngân sách huyện và Ngân sách tỉnh chuyển sang để cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn là 2,99%. Hiện nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã và đang tích cực huy động nguồn vốn từ Ngân sách các tỉnh, huyện, các tổ chức chuyển sang theo dạng hợp đồng ủy thác cho NHCSXH thực hiện cho vay theo cơ chế riêng của chủ đầu tư; nguồn vốn huy động tiền gửi nhàn rỗi từ nhân dân...

2.1.5.2. Hoạt động cho vay

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ hiện nay đang thực hiện 17 chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Cụ thể tình hình dư nợ các chương trình giai đoạn 2017 - 2019 như sau:

Bảng 2.2: Phân tích dư nợ các chương trình tín dụng 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng Stt Chương trình tín dụng 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Chênh lệch Tỷ lệ (+), (-) % Chênh lệch Tỷ lệ (+), (-) % 1 Hộ nghèo 100.642 113.703 118.599 13.061 12,98 4.896 4,31 2 Hộ Cận nghèo 16.766 25.186 30.129 8.420 50,22 4.943 19,63 3 Hộ mới thoát nghèo 2.534 3.056 4.405 522 20,60 1.349 44,14 4 HSSV 2.832 1.987 1.591 -845 -29,84 -396 -19,93 5 NSVSMT nông thôn 6.703 9.028 10.521 2.325 34,69 1.493 16,54 6 GQVL 4.703 5.279 9.553 576 12,25 4.274 80,96 7 XKLĐ nghị định 61/2015 0 0 50 0 50 8 XKLĐ Quyết 0 50 50 50 0 0,00

định 365/2004 9 XKLĐ Quyết định 71 1.414 1.084 663 -330 -23,34 -421 -38,84 10 SXKD tại VKK 21.677 29.877 37.060 8.200 37,83 7.183 24,04 11 Hộ nghèo về Nhà ở theo QĐ167 12.206 10.992 9.218 -1.214 -9,95 -1.774 -16,14 12 Hộ nghèo về Nhà ở theo QĐ33 1.400 4.000 5.243 2.600 185,71 1.243 31,08 13 DTTS – QĐ 54/2012 458 422 172 -36 -7,86 -250 -59,24 14 DTTS – QĐ 755 2.963 2.923 2.682 -40 -1,35 -241 -8,24 15

Cho vay theo

Nghị định 75 0 0 500 0 500 16 Cho vay dự án WB3 15.010 11.632 9.837 -3.378 -22,50 -1.795 -15,43 17 Cho vay DTTS theo QĐ 2085/2016 0 0 1.000 0 1.000 Tổng cộng 189.308 219.219 241.273 29.911 15,80 22.054 10,06

(Nguồn: Báo cáo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ)

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy: Trong những năm qua, hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ đã triển khai tổ chức thực hiện khối lượng công việc cực kỳ to lớn và khó khăn, hoàn thành thắng lợi mục tiêu quốc gia về tín dụng hỗ trợ người nghèo, góp phần đáng kể vào việc thực hiện chương trình mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo.

Tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt 241.273 triệu đồng, tăng 29.911 triệu đồng so với năm 2018 (tương ứng tỷ lệ tăng là 15,80%); tăng 51.965 triệu đồng so với năm 2017 (tương ứng tỷ lệ tăng là 27,44%). Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ cao nhất là 118.599 triệu đồng, chiếm 49,15%/tổng dư nợ và tăng đều qua các năm. Dư nợ chương trình cho vay XKLĐ, HSSV, Hộ nghèo về Nhà ở theo QĐ167, Cho vay dự án WB3 do đến chu kỳ thu hồi nợ, có xu hướng giảm qua từng năm.

2.1.5.3. Hoạt động tín dụng ủy thác

với cấp huyện) và Hợp đồng ủy thác (đối với cấp xã) về thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cho 4 tổ chức chính trị- xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với các công đoạn như sau: Công tác tuyên truyền, vận động; Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, Ban Quản lý Tổ và tổ viên Tổ TK&VV; Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH.

Có thể nói đây là mô hình và phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách rất sáng tạo và có nhiều ưu việt, mang lại hiệu quả kinh tế, ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, phát huy được vai trò của NHCSXH và các tổ chức chính trị- xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; tạo được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và tạo được lòng tin của đông đảo quần chúng nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. Kết quả phối hợp thực hiện công tác tín dụng ủy thác giai đoạn 2017 - 2019 như sau:

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện dư nợ ủy thác 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng Stt Đơn vị uỷ thác 2017 2018 2019 SO SÁNH 2018/2017 2019/2018 Chênh lệch Tỷ lệ (+), (-) % Chênh lệch Tỷ lệ (+), (-) %

01 Hội Nông dân 54.597 61.324 66.641 6.727 12,32 5.317 8,67 02 Hội Phụ nữ 65.451 76.185 85.874 10.734 16,40 9.689 12,72 03

Hội Cựu chiến

binh 25.710 30.100 32.219 4.390 17,08 2.119 7,04

04 Đoàn thanh niên 42.961 51.088 55.924 8.127 18,92 4.836 9,47

Tổng cộng 188.719 218.697 240.658 29.978 15,88 21.961 10,04

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Kết cấu tỷ trọng dư nợ ủy thác giai đoạn 2017-2019

Phân tích bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 cho thấy hoạt động tín dụng ủy thác qua 4 tổ chức chính trị- xã hội là hoạt động tín dụng chính của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ, với dư nợ ủy thác đến 31/12/2019 đạt 240.658 triệu đồng, chiếm 99,74% tổng dư nợ tín dụng toàn huyện. Trong kết cấu dư nợ hoạt động tín dụng ủy thác, dễ nhìn thấy hoạt động ủy thác thông qua Hội Phụ nữ đạt kết quả cao nhất, với dư nợ đến 31/12/2019 là 85.874 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 35,68% tổng dư nợ ủy thác. Hội Phụ nữ cũng có tỷ lệ dư nợ tăng cao nhất qua các năm so với các tổ chức chính trị- xã hội khác. Trong khi đó, dư nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh chiếm tỷ trọng nhỏ với tổng dư nợ của 2 tổ chức này chỉ chiếm 36,62% tổng dư nợ ủy thác.

Kết cấu dư nợ giữa các tổ chức chính trị- xã hội cho thấy quy mô, mạng lưới hoạt động của các Tổ TK&VV của các Hội. Vì với quy định hoạt động như nhau, tổ chức chính trị- xã hội có dư nợ cao hơn thường đi kèm với số lượng Tổ TK&VV lớn hơn và bao phủ nhiều địa bàn hơn trong huyện. Mô hình hoạt động của Tổ TK&VV có vị trí rất quan trọng, được xem như cánh tay kéo dài của NHCSXH trong việc chuyển tải vốn trực tiếp đến tay hộ nghèo. Hoạt động cho vay

theo các dự án, tổ nhóm đã hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng trong việc cấp phát và thu hồi vốn, tiết kiệm được chi phí trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả tốt.

2.1.6.4.Hoạt động tài chính

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ là một đơn vị hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Chính phủ cấp bù phí quản lý và chênh lệch lãi suất nhưng để đảm bảo cân đối các khoản chi cần thiết cho hoạt động theo quy chế quản lý tài chính được Chính phủ, ngành quy định, đơn vị luôn quan tâm đến kết quả thu chi tài chính, qua các năm thực hiện cơ chế khoán tài chính đảm bảo chênh lệch thu chi tài chính đạt chỉ số dương. Kết quả cụ thể giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cộng I. Tổng thu 13.912 15.092 15.244 44.248 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 13.661 14.813 14.053 42.527 Thu hoạt động dịch vụ 250 278 1.188 1.716 Thu khác 1 1 3 40 II. Tổng chi 5.571 6.356 7.162 19.089 Chi hoạt động tín dụng 140 384 851 1.375 Chi phí dịch vụ 2632 3.168 3.269 9.069

Chi cho nhân viên 2.034 2.028 2.220 6.282

Chi phí quản lý 318 394 417 1.129 Chi tài sản 407 367 389 1.163 Chi dự phòng 37 10 6 53 Chi nộp thuế và lệ phí 2 4 5 11 Chi khác 1 1 5 7 III. Chênh lệch 8.341 8.736 8.082 25.159

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tài chính của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ)

Qua bảng 2.4 cho thấy: Qua các năm thì tổng thu luôn lớn hơn tổng chi. Cụ thể năm 2017 tổng các khoản thu bao gồm thu từ hoạt động tín dụng, hoạt động

dịch vụ và thu khác là 13.912 triệu đồng; năm 2018: 15.092 triệu đồng; năm 2019: 15.244 triệu đồng. Trong khi đó các khoản chi bao gồm chi hoạt động tín dụng, dịch vụ, chi cho nhân viên, chi mua sắm tài sản và một số khoản chi khác năm 2017 là 5.571 triệu đồng, năm 2018: 6.356 triệu đồng; năm 2019: 7.162 triệu đồng. Qua 03 năm đơn vị luôn thực hiện tốt kết quả tài chính. Điều này cho thấy Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ đã áp dụng những chính sách đúng đắn, hợp lý và tích cực tiết kiệm chi để đạt được kết quả tài chính tốt, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị, do Ban lãnh đạo đơn vị ngay từ đầu năm đã chỉ đạo 02 Tổ chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như sau:

- Tổ Kế hoạch – nghiệp vụ thực hiện: tăng trưởng dư nợ kịp thời không để ứ đọng vốn; đảm bảo tỷ lệ thu lãi bình quân đạt trên 97%, xác định các khoản lãi tồn đọng của năm trước, các khoản nợ quá hạn có lãi tồn cao để tập trung thu hồi trên cơ sở phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng cán bộ tín dụng, song song với triển khai làm việc theo nhóm để xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh tại cơ sở. Kết quả hàng năm tăng trưởng dư nợ đạt trên 10%, tỷ lệ thu lãi đạt 102%, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch thu của đơn vị.

- Tổ Kế toán – Ngân quỹ thực hiện: tham mưu giúp đơn vị tiết giảm các khoản chi phí quản lý, điều hành tốt định mức quỹ an toàn chi trả, các khoản mua sắm công cụ, lễ tân, khách tiết thực hiện hiệu quả, góp phần giảm chi của đơn vị.

Qua công tác thực hiện tốt kết quả tài chính năm 2017, năm 2018, năm 2019 kinh nghiệm của Phòng giao dịch rút ra được thời gian qua đó là: sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ chi nhánh NHCSXH tỉnh có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện tốt kế hoạch tài chính; do đó đơn vị nào chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời thấy được những thách thức, khó khăn trong hoạt động của đơn vị để tập trung chỉ đạo, tham mưu tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai thực hiện hiệu quả và đồng bộ các giải pháp tại nhằm hoàn thành tốt kế hoạch tài chính đã đề ra.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.2.1.Tổ chức bộ máy, nhân lực cho hoạt động tín dụng

Bộ máy quản lý hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ được tổ chức theo mô hình chuyên môn hóa. Tổ trưởng tổ TK&VV chịu trách nhiệm hướng dẫn hộ nghèo làm đơn xin vay vốn, tổ chức họp tổ, bình xét cho vay theo quy định của NHCSXH; Hội đoàn thể nhận ủy thác chịu trách nhiệm tham gia họp bình xét cùng với tổ TK&VV, tổng hợp hồ sơ vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo của các tổ TK&VV do mình quản lý, trình UBND xã ký xác nhận danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn do các tổ TK&VV gửi lên là đúng đối tượng và đang cư trú hợp pháp tại địa phương; NHCSXH sau khi tiếp nhận hồ sơ, chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo quy định, trình cấp trên phê duyệt cho vay, thông báo danh sách hộ vay chương trình hộ nghèo đủ điều kiện giải ngân cho UBND cấp xã và Hội đoàn thể quản lý, đồng thời tổ chức giải ngân trực tiếp cho hộ nghèo vay vốn dưới sự chứng kiến của tổ trưởng tổ TK&VV, Hội đoàn thể quản lý.

Ưu điểm của mô hình tổ chức này là giúp cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch về người vay vốn, số tiền vay, mục đích vay vốn cũng như cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ và các nghĩa vụ khác theo quy ước hoạt động của tổ TK&VV.

Nhược điểm của mô hình tổ chức này là có nhiều cấp tiếp nhận và xử lý hồ sơ, do đó, đòi hỏi sự đồng đều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đơn vị tiếp nhận thì hộ nghèo mới có thể nhanh chóng nhận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Người vay cần được xác định là hộ nghèo có tên trong danh sách của UBND xã được công bố trong năm, đang cư trú hợp pháp tại địa phương, được bình xét công khai tại tổ TK&VV dưới sự chứng kiến của trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, tối thiểu 2/3 thành viên tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý địa bàn. Công đoạn này rất dễ bị bỏ qua, hợp thức hóa bằng giấy tờ nếu Hội đoàn thể và UBND cấp xã, cán bộ ngân hàng không có sự lưu ý kiểm tra. Nếu không phát hiện

kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng cho vay sai đối tượng, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cũng như thiếu sự hợp tác với các cấp quản lý khác hoặc xấu hơn nữa là bị lợi dụng vay ké.

Xét ở khía cạnh tích cực, tổ chức bộ máy cho vay hộ nghèo theo mô hình chuyên môn hóa như hiện nay lại có khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. Như vậy, để mô hình này phát huy tối đa hiệu quả, giúp cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, năng lực và đạo đức của cán bộ Hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV, cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo tại địa phương, cán bộ tín dụng cần đặc biệt được quan tâm đào tạo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w