NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 25 - 29)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.1.2.NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐ

Chính sách xã hội đối với người nghèo

1.1.2.1. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội

NHCSXH có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, vì mục tiêu chủ yếu là XĐGN; lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn so với lãi suất của Ngân hàng thương mại.

chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ được Bộ Tài chính cấp…

- Có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của đơn vị.

- Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh); tại các tỉnh, huyện, có Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban.

- NHCSXH được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cả nước bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương; 63 Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, thành phố; 660 phòng giao dịch NHCSXH cấp quận, huyện và 10.904 điểm giao dịch lưu động tại cấp xã, phường...

1.1.2.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đối với người nghèo

Tín dụng cho XĐGN thường là dịch vụ tài chính quy mô nhỏ của các tổ chức tín dụng bền vững - chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm, được cung cấp cho những người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề, buôn bán và dịch vụ với quy mô nhỏ. Thực tiễn cung cấp tài chính ở một số nước trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng: tín dụng là một công cụ quan trọng cho XĐGN. Hàng triệu hộ nghèo ở các nước đã tiếp cận và vượt qua nghèo đói nhờ vay vốn tín dụng. Tín dụng cho XĐGN là dịch vụ phù hợp với đặc điểm về tài chính của người nghèo. Chính vì vậy, để thực hiện tốt công tác XĐGN, Chính phủ thành lập NHCSXH với vai trò đặc biệt quan trọng thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo. Một số vai trò trọng tâm như sau:

* Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói

động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu vốn... trong thực tế bản chất những người nông dân là cần cù, tiết kiệm, nhưng nghèo đói là do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh, kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Vì nếu có vốn bằng tiền, thì người sản xuất có thể mua sắm các tư liệu sản xuất khác, kể cả đất đai. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hiện nay, tích lũy của người nghèo ở nước ta rất thấp, do đó hầu như các hộ nghèo đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng mà các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được với vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây con mới, kỹ thuật canh tác mới.

* Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi

Tệ nạn cho vay nặng lãi đã có từ lâu đời nay, hiện nay vẫn còn đang tồn tại khá nặng nề, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cho vay nặng lãi thể hiện ở lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay của Ngân hàng.

Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc (thường do đói kém, ốm đau, bệnh tật, chi phí cho con đi học hoặc những nhu cầu đột xuất) để tiếp tục duy trì cuộc sống họ bằng lòng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn đã trực tiếp làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi.

* Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, sau một thời gian thu hồi cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình; đồng thời trả nợ cho Ngân hàng. Để làm được điều đó, họ phải học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý. Từ đó, tạo cho họ tính năng động, sáng tạo trong lao động, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.

thông qua việc trao đổi thị trường, làm cho họ tiếp cận nền kinh tế một cách trực tiếp. Đồng thời giải quyết tình trạng không có việc làm cho hàng vạn lao động nghèo, phát huy tiềm năng sẵn có của các hộ gia đình. Như chúng ta đã biết diện tích đất nông nghiệp trên đầu người hiện nay ở các vùng nông thôn của đất nước quá thấp (do quá trình đô thị hóa nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp). Trong khi đó, số lao động nông thôn ngày càng tăng (một phần do sinh đẻ không đúng kế hoạch), sản xuất thuần nông nên thời gian nông nhàn của người nghèo lớn. Tình trạng không có việc làm diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn. Thông qua vốn tín dụng cho người nghèo đã hỗ trợ phát triển ngành nghề ở nông thôn như: Chế biến nông sản, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống cũng như thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống. Nhờ vậy đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Giải quyết phần lớn thời gian nông nhàn. Tận dụng lao động để khai thác ngành nghề truyền thống, khai thác tiềm năng nội lực, tạo cơ hội cho người nghèo tự vận động, vượt qua khó khăn, vươn lên thoát khỏi đói nghèo hòa nhập cộng đồng.

* Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện phân công lại lao động xã hội

Với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có một lượng lớn vốn thực hiện được khuyến nông, lâm, ngư… những người nghèo phải được đầu tư vốn mới có khả năng thực hiện được. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.

* Góp phần xây dựng nông thôn mới

XĐGN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ, cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ cho

vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, của chính quyền đã có tác dụng:

-Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương.

-Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình, quyền lợi tổ chức hội thông qua việc vay vốn.

-Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.

Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

Từ nội dung phân tích trên cho thấy, vai trò của tín dụng NHCSXH đối với người nghèo là đặc biệt quan trọng và hết sức ý nghĩa. Do vậy, làm tốt công tác tín dụng đối với hộ nghèo là nhiệm vụ cấp thiết, để đảm bảo nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được sử dụng đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao. Giúp người nghèo có vốn sản xuất kinh doanh (SXKD), vươn lên làm giàu, cải thiện cuộc sống là góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Điều này càng khẳng định sự ra đời của NHCSXH là quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; được nhiều tầng lớp trí thức, nhân dân và nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác ủng hộ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 25 - 29)