GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 94 - 95)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.8.GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHO CÁN BỘ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM

và đội ngũ cán bộ làm công tác ủy thác

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào, trên mọi lĩnh vực. Trong hoạt động tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng, hiệu quả tín dụng, uy tín và vị thế của NHCSXH. Vì vậy, để tín dụng hộ nghèo có hiệu quả cao, thì việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH là công tác phải làm thường xuyên, liên tục. Tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức nhận uỷ thác, Ban quản lý tổ vay vốn.

3.2.8.1. Đào tạo cán bộ NHCSXH

- Đối với cán bộ Phòng giao dịch NHCSXH ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi phải có chuyên môn về SXKD, để giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ ngân hàng, làm cho tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng đều tinh thông nghiệp vụ, nắm vững các chủ trương của Đảng và nhà nước về tín dụng chính sách. Đặc biệt là phải nắm vững quy trình nghiệp vụ giao dịch trong quy trình hiện đại hóa ngân hàng Core Banking và nâng cao trình độ tin học. Hàng tuần, vào chiều thứ tư cán bộ NHCSXH học nghiệp vụ, định kỳ hàng quý tập huấn các nghiệp vụ như: Tín dụng, kế toán, kiểm tra, tin học.

3.2.8.2. Đào tạo Ban quản lý tổ vay vốn

Để Ban quản lý tổ vay vốn hoạt động tốt NHCSXH cùng các tổ chức hội thường xuyên tập huấn cho ban quản lý tổ về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng...; làm sao để thành viên ban quản lý tổ nắm vững nghiệp vụ tín dụng của NHCSXH như cán bộ ngân hàng. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn thành cán bộ NHCSXH “không chuyên” và thực sự là cánh tay nối dài của NHCSXH.

Từ đó, hướng dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro... Đồng thời, các thành viên ban quản lý tổ là cán bộ tuyên truyền về chính sách cho vay của NHCSXH. Ban quản lý tổ phải được thường xuyên dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ của NHCSXH, tổ chức hội cùng NHCSXH huyện sao gửi kịp thời đến tất cả tổ trưởng tổ vay vốn.

Hình thức đào tạo cán bộ tổ nên theo hình thức cầm tay chỉ việc, hướng dẫn trực tiếp việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ sổ sách, chỉ ra những sai sót kịp thời.

3.2.8.3. Đào tạo cán bộ nhận ủy thác

Trong thời gian qua, việc tập huấn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đối với đội ngũ cán bộ nhận làm dịch vụ uỷ thác cấp huyện, xã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên, trong số cán bộ được đào tạo với nhiều lý do khác nhau, có một số người hiện nay không làm nữa (do đặc thù của Hội, cấp phó Hội đoàn thể là bán chuyên trách). Nên việc đào tạo cho cán bộ nhận ủy thác vẫn phải làm thường xuyên; đồng thời với việc mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, định kỳ hàng quý thông qua cuộc họp giao ban giữa Phòng giao dịch NHCSXH với các tổ chức hội cấp huyện, xã; ngân hàng thông báo các chính sách tín dụng mới cho cán bộ hội biết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 94 - 95)