HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG TẠI ĐIỂM GIAO DỊCH TẠI XÃ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 95 - 97)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.9. HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG TẠI ĐIỂM GIAO DỊCH TẠI XÃ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều được thực hiện tại điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại trụ sở UBND cấp xã; Đến

31/12/2019 Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ có 20/20 điểm giao dịch tại xã, thị trấn. Các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại hội trường UBND xã; phía ngoài treo biển điểm giao dịch (có quy định ngày, giờ giao dịch); thông báo chính sách tín dụng; thông báo lãi suất; danh sách dư nợ các chương trình tín dụng; hòm thư góp ý; bên trong có nội quy giao dịch. Tuy nhiên, để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, trong thời gian tới Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ tiếp tục hoàn thiện điểm giao dịch tại xã, theo hướng:

+ Đối với các xã có diện tích lớn; các điểm giao dịch xa đường quốc lộ 24, tỉnh lộ phải có biển chỉ dẫn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lần đầu đến làm việc tại điểm giao dịch. Mọi hoạt động như: Giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả hoa hồng, phí ủy thác, thù lao cho cán bộ cấp xã thực hiện tại điểm giao dịch. Mọi chính sách mới về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đều phải được công khai kịp thời tại điểm giao dịch.

+ Đối với Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải tăng số cán bộ từ 11 người lên 15 người. Tăng cán bộ tín dụng để thực hiện tốt công tác trực giao dịch tại xã, tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện có 02 tổ giao dịch tại xã, mỗi tổ giao dịch xã từ 3 đến 5 người, tuyệt đối nghiêm cấm cán bộ tự đi thu nợ, thu lãi một mình, số ngày trực tại điểm giao dịch tăng lên (tối thiểu mỗi điểm giao dịch tại xã trực 01 tháng/01 lần, có thể tăng thêm ngày khác tùy thuộc vào kế hoạch giải ngân, thu nợ trong tháng).

+ Sắp xếp lại ngày giờ giao dịch: Rà soát để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch, không để tình trạng giao dịch xã kéo dài, để đến những ngày cuối tháng có thời gian kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ, làm báo cáo.

+ Nâng cao kỹ năng giao dịch: Trước phiên giao dịch cần chuẩn bị tốt mọi số liệu, thiết bị phục vụ cho giao dịch. Trong phiên giao dịch cần tận dụng thời gian để hoàn thành mọi nhiệm vụ, đôn đốc các tổ chưa đến nộp lãi, phát hồ sơ vay vốn, xử lý nợ, tổ chức họp giao ban đầy đủ để nắm bắt tình hình hoạt động của xã, triển khai những việc cần làm đặc biệt là đề xuất các giải pháp xử lý nợ rủi ro, thu lãi tồn đọng...

+ Giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ giao dịch lưu động: Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện phải thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ giao dịch lưu động thông qua Sổ họp giao ban tại xã hoặc kiểm tra đột xuất đến điểm giao dịch xã, nắm bắt kịp thời những vướng mắc đặc biệt là chấn chỉnh những sai sót, đối phó của cán bộ tác nghiệp.

+ Định kỳ 01 lần/01 tháng, đặc biệt là những xã có chất lượng tín dụng yếu kém: lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phải tham dự giao ban với chính quyền xã để tìm ra biện pháp khắc phục yếu kém.

+ Cán bộ tín dụng được phân công là tổ trưởng tổ giao dịch lưu động chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc đối với các nghiệp vụ phát sinh tại các xã phải thường xuyên sâu sát các Tổ TK&VV, định kỳ phải dự họp với các Tổ, đặc biệt là Tổ yếu kém. Các xã yếu kém thì Giám đốc phải về xã để phối hợp chấn chỉnh và phải gắn trách nhiệm về chất lượng tín dụng của xã đó trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG đối với CHO VAY hộ NGHÈO tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN BA tơ, TỈNH QUẢNG (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w