6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Nội dung và các khoản chi thường xuyên tại đơn vị sự nghiệp có
có thu
1.1.3.1. Khái niệm chi thường xuyên
Chi thường xuyên là quá trình phân bổ, sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi của các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công lập, qua đó thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn được giao. Nói cách khác chi thường xuyên là quá trình phân bổ, sử dụng quỹ ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị.
1.1.3.2. Phân loại chi thường xuyên
Căn cứ vào tính chất kinh tế chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm cụ thể như sau:
- Các khoản chi thanh toán cá nhân: Gồm chi về tiền lương; tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; trợ cấp khó khăn, tiền tàu xe nghỉ phép năm; chi các khoản đóng góp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
- Khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Gồm chi tiền điện, nước, nhiên liệu; vệ sinh, môi trường; văn phòng phẩm; cước phí điện thoại, bưu phí; công tác phí; hội nghị; đoàn ra đoàn vào; chi mua sắm hàng hóa và sữa chữa thường xuyên TSCĐ phục vụ nghiệp vụ chuyên môn; và các khoản chi cho nghiệp vụ
chuyên môn của đơn vị.
- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: Nhóm chi này đáp ứng nhu cầu cho việc mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ. Các khoản chi này phát sinh không thường xuyên, mức độ chi phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản chi khác: Gồm những mục chi về tiếp khách, chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi hỗ trợ các đoàn thể, chi khắc phục thiên tại, hỏa hoạn, chi lập các quỹ và chi khác.
1.1.3.3. Đặc điểm chi thường xuyên
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch.
Việc sử dụng kinh phí thường xuyên chủ yếu chi cho con người, sự việc nên nó không làm tăng thêm tài sản hữu hình của quốc gia.
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển. Hiệu quả của nó không đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia.
Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).
1.1.3.4. Vai trò của chi thường xuyên
Chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy QLNN, đây được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Chi thường xuyên hiệu quả và tiết kiêm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi đầu tư phát triển, thúc đẩy sự phát tiển của nền kinh tế. Chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chính sách xã hội...góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.