6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Công tác lập dự toán chưa thực sự sát với yêu cầu nhiệm vụ. Vì thế, Trung tâm là đơn vị thường được bổ sung kinh phí nhỏ lẻ rất nhiều so với các đơn vị khác trong nghành y tế, điều này gây khó khăn cho quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên của các đơn vị dẫn đến công tác kiểm soát cũng hạn chế.
- Công tác kiểm soát thu ngân sách chưa hoàn thiện: Do đơn vị là đầu mối triển khai thực hiện hầu hết các dự án/chương trình y tế cộng đồng trên địa bàn thành phố nên dự toán của từng chương trình/dự án đòi hỏi phải theo dõi riêng biệt, chặc chẽ, tránh trùng lắp.
- Công tác kiểm soát đối với khoản chi thanh toán cá nhân :
Thực tế, việc thực hiện kiểm tra công tác chấm công chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa các phòng, khoa và còn cả nể lẫn nhau. Mặc dù, hàng tháng Ban Giám đốc cùng các Khoa, Phòng chức năng đều có cuộc họp bình xét xếp loại dựa trên Bảng chấm công do các Khoa, Phòng cung cấp cũng như các tham gia các hoạt động, phong trào và thành tích chuyên môn đạt được trong tháng nhưng kết quả mang lại cũng chỉ mang tính hình thức hầu như ai cũng đạt loại A ngoại trừ trường hợp sinh nở không được xét duyệt.
- Công tác kiểm kê tài sản chưa được tiến hành một cách có hệ thống tại đơn vị, việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng cũng chưa được chặt chẽ.
Thực tế công tác kiểm kê tài sản của Trung tâm hàng năm vẫn được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vì các cơ sở của Trung tâm nằm rải rác nhiều nơi nên việc quản lý, sử dụng hiệu quả chưa được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả kiểm kê chưa được xử lý triệt để do vướng thủ tục đối với tài sản hình thành từ dự án.
- Công tác kiểm soát đối với nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn: Kiểm soát việc sử dụng điện, nước tại Trung tâm còn lỏng lẻo, chưa kiên quyết trong việc xử lý việc sử dụng điện, nước không tiết kiệm; Đối với
khoản chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ phòng TCKT chưa kiểm soát được vì vậy dễ dẫn đến thất thoát do khâu kiểm soát giá dịch vụ, khối lượng dịch vụ cần sửa chữa; Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết của đề tài. Tất cả các khâu có liên quan đến việc mua, cung ứng, theo dõi, quản lý, thanh toán do Khoa Dược làm việc trực tiếp với các đơn vị cung ứng và các phòng chuyên môn để thực hiện, TCKT chưa kiểm soát các khâu quản lý, sử dụng vắc xin, sinh phẩm, vật tư, vì vậy cần phải nghiên cứu để đưa ra một quy trình kiểm soát hiệu quả, Trung tâm chưa xây dựng được định mức sử dụng vật tư tiêu hao cho từng dịch vụ kỹ thuật.
- Mục công tác phí, chưa thật sự kiểm soát được số ngày đi công tác của y, Bác sỹ đi công tác giám sát tuyến tại quận huyện xã, phường, vai trò giám sát của lãnh đạo các phòng chuyên môn chưa sâu xát đến đội ngũ y, Bác sỹ, thường xuyên đi công tác dễ dẫn đến việc cán bộ sử dụng thời gian công tác vào việc riêng.
- Mục chi vật tư văn phòng phẩm: chưa thực hiện khoán định mức dẫn đến việc sử dụng lãng phí, không tiết kiệm.
- Công tác kiểm soát mục chi nhiên liệu (xăng xe) chưa đảm bảo, chưa có người kiểm soát số km đầu và số km cuối trong mỗi lần điều xe.
Trung tâm chưa xây dựng được quy trình kiểm soát cho các khoản trọng yếu, đặc biệt là quy trình kiểm soát khoản chi trực tiếp cho chuyên môn.