6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong chi thường xuyên tạ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng
Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng công tác quản lý, kiểm soát rủi ro chưa thật sự rõ nét, công tác nhận diện đánh giá rủi ro mang tính chất chung chung, chưa có cơ chế nhận diện đánh giá để phòng trách rủi ro một cách thấp nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cần phải thực hiện đúng quy trình như sau:
3.2.1.1. Nhận dạng rủi ro
Rủi ro xảy ra có thể từ rất nhiều nguyên nhân, từ bên trong lẫn bên ngoài nó làm cho mục tiêu của đơn vị không thể thực hiện được.
thiếu minh bạch, không xem trọng đạo đức nghề nghiệp, năng lực CBCC tại phòng ban hạn chế ...
Các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi về chính sách, pháp luật, sự tiến bộ về khoa học- công nghệ… Nhận diện rủi ro là sự nhận thức về thời điểm, mức độ một sự kiện, hay hoạt động sẽ xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến đơn vị. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Trung tâm cần có các biện pháp nhận dạng rủi ro để quản lý chúng. Để làm được điều này thì trước tiên, đơn vị phải xác định được mục tiêu của mình là gì? Thông qua việc xác định mục tiêu đơn vị có thể nhận diện và phân tích được rủi ro bởi vì những sự kiện có thể xảy ra và đe dọa đến mục tiêu đơn vị chính là rủi ro. Mỗi khi đơn vị nhận diện được các rủi ro trong hoạt động của mình thì nguy cơ không đạt được mục tiêu giảm đi đáng kể. Do đó, nhận dạng rủi ro phải được thực hiện liên tục, lặp đi, lặp lại để tránh bị thiệt hại do những tác động bên trong lẫn bên ngoài gây ra.
Nhận diện rủi ro về nhân lực, rủi ro về ngân sách: Có nhiều phương pháp nhận dạng rủi ro, tuy nhiên các phương pháp dễ thực hiện và phù hợp với cơ quan hiện nay bao gồm:
- Phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động và các tài liệu hỗ trợ ta có thể xác định được mọi nguy cơ của cơ quan về chi thường xuyên. Bằng cách kết hợp báo cáo này với các dự báo về tài chính, dự báo về ngân sách theo từng tài khoản ta có thể phát hiện rủi ro trong tương lai.
- Phương pháp lưu đồ: Phương pháp này sẽ giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với quy trình kiểm soát chi thường xuyên.
Sơ đồ 3.1. Lưu đồ quy trình kiểm soát chi
Nhìn vào lưu đồ ta có thể thấy được những rủi ro thường gặp khi thực hiện các bước.
Đặc biệt rủi ro từ bên trong nội bộ xảy ra do thiếu đoàn kết trong công tác phối hợp kiểm soát chi thanh toán tại Trung tâm thì lãnh đạo phải thật có tầm nhìn và có tâm trong vấn đề nhận diện và có biện pháp khắc phục vì đây là vấn đề khá tâm lý.
Nhận diện rủi ro về tư lợi cá nhân thông qua việc kiểm tra đối chiếu đột xuất một bộ phận bán hàng với phòng chuyên môn làm công tác giao dịch, tập hợp chứng từ.
3.2.1.2. Đánh giá rủi ro
Trên thực tế không thể loại bỏ hết tất cả rủi ro, mà giới hạn rủi ro xảy ra ở mức độ chấp nhận được, để làm được điều này, ban lãnh đạo cần đánh giá:
- Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị và ít có khả năng xảy ra thì không cần phải quan tâm nhiều, ngược lại một rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu với khả năng xảy ra cao thì đơn vị cần tập trung chú ý.
- Mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị
Để biết được mức độ, khả năng của rủi ro, trước hết lãnh đạo cần họp phòng ban chuyên môn thông qua các cuộc họp giao ban hàng tuần để các bộ phận có thể tham mưu đề xuất biện pháp đánh giá thích hợp.
3.2.1.3 .Đối phó rủi ro Xác định nhu cầu tại các phòng ban Trình lãnh đạo đơn vị duyệt Khoa Dược/ Phòng TCHC Phòng TCKT 1 2 3 4 4 5
Lãnh đạo phòng, ban, thanh tra nhân dân, Ban giám đốc thực hiện quản trị rủi ro. Phòng ban thông tin, báo cáo với Ban giám đốc về rủi ro được nhận diện và đánh giá để đề xuất các biện pháp đối phó thích hợp như:
Đối với các rủi ro từ các yếu tố bên trong : - Rủi ro về ngân sách:
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán. Dự toán phải được lập dựa trên tình hình phát triển kinh tế xã hội, đánh giá kết quả thực hiện của năm để xác định phương hướng hoạt động năm sau, các khoản chi tiêu phù hợp với sự phát triển của Trung tâm, lập kịp thời để trình cấp trên phân bổ đúng hạn, tránh tình trạng lúng túng khi dự toán cấp chậm, gây khó khăn trong công tác thanh toán, cân đối kiểm soát chi tại Trung tâm.
Cuối năm cơ quan tổ chức lập kế hoạch cho đầu năm sau và gửi về phòng KH-TC để đề xuất lên lãnh đạo và cơ quan cấp trên về kinh phí thực hiện, cũng như để dễ theo dõi và triển khai công tác tổ chức.
Phòng tổ chức: Lập kế hoạch lao động, tuyển dụng, đào tạo, tinh giảm biên chế, về hưu trước hạn…
Phòng KHTH: Lập các kế hoạch phòng chống dịch, các chương tình chuyên môn định kỳ .
Khoa Dược: Lập các kế hoạch tổ chức đấu thầu mua sắm thuốc, VTYT, hóa chất, TTBYT tại Trung tâm.
Phòng TCKT: Căn cứ kế hoạch của các phòng chuyên môn tổng hợp và lập kế hoạch thu- chi.
- Rủi ro về nhân lực hạn chế:
Ban Giám đốc Trung tâm và trưởng phòng TCKT nên họp và đề xuất những vấn đề về nhân lực có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi nhanh chóng về các quy định, nghị định thông tư hướng dẫn.
- Rủi ro về mối quan hệ tập thể nội bộ và rủi ro về tư lợi cá nhân:
Ban Giám đốc Trung tâm cần họp và đề xuất giải quyết các trường hợp rủi ro này sao cho vừa hạn chế, chấm dứt rủi ro vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể vừa khuyến khích cán bộ làm việc tốt hơn tùy từng mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
Đối với các rủi ro từ các yếu tố bên ngoài: trước tình hình thay đổi, cập nhật chính sách một cách nhanh chóng, cán bộ kế toán tại Trung tâm phải tham gia tất cả các khóa tập huấn của Sở Tài chính về thông tư hướng dẫn, chế độ hướng dẫn thanh toán, của Sở Kế hoạch- Đầu tư về các lớp đấu thầu, cập nhật các quy trình thủ tục đấu thầu, của Kho bạc nhà nước về các thông tư hướng dẫn thủ tục và quy trình thanh toán qua Kho bạc.