6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Rủi ro liên quan đến chi thường xuyên
Nguồn thu tại Trung tâm tương đối thấp so với mặt bằng chung của các đơn vị trong toàn nghành y tế, nguồn kinh phí chủ yếu được cấp từ ngân sách nhà nước, nếu nhà nước có sự thay đổi về chính sách thì ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của CBNV-NLĐ trong đơn vị.
Thiếu sự phối hợp từ cán bộ viên chức, người lao động của các khoa/phòng trong cơ quan: Các cá nhân trong tổ chức thiếu sự phối hợp, mạnh ai nấy làm, không hỗ trợ, phối hợp trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, giải quyết công việc, làm công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Trung tâm trì trệ và gặp nhiều vấn đề trong thanh toán. Mặt khác, trong quá trình chi thường xuyên nếu phối hợp tốt sẽ đạt hiệu quả cao, còn nếu không có sự hợp tác dẫn đến thiếu tin tưởng vào nhau.
Rủi ro về nhân lực hạn chế: Đây là vấn đề đơn vị cần quan tâm. Hiện tại bộ phận kế toán tại Trung tâm là 20 người được phân công phụ trách từng mảng riêng lẻ và được bố trí tại 05 cơ sở trực thuộc, trong khi bộ phận làm công tác thanh toán kiêm kiểm soát chi chỉ có 02 người đảm nhiệm. Nghiệp vụ chi thường xuyên ngày càng đa dạng, sự thay đổi về thông tư hướng dẫn,
qui định, nghị định ngày càng nhiều, công tác kiểm soát chi tại Trung tâm nhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt động chi thường xuyên nếu không có một quy trình cụ thể, chậm cập nhật văn bản hướng dẫn mới, thiếu kinh nghiệm trình độ nên công tác kiểm soát chi thường xuyên tại đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán và đối phó với các các cơ quan chức năng như kiểm toán Nhà nước, kiểm soát của kho bạc, thanh tra.
Rủi ro tư lợi cá nhân: Tình hình mua sắm tại Trung tâm không tránh khỏi gặp phải rủi ro này. Đây là vấn đề cấp thiết, nếu không có giải pháp ngay từ đầu thì rủi ro này dễ dẫn đến kinh phí chi thường xuyên tại đơn vị không được đảm bảo.