Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN tại TRUNG tâm KIỂM SOÁT BỆNH tật THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Kiểm soát các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Kiểm tra sự cần thiết, mức độ của các khoản chi này, cân nhắc mục tiêu đề ra với nhu cầu của đơn vị.

Gồm các khoản chi dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường...; khoản chi về vật tư văn phòng như văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng; khoản chi về thông tin liên lạc như cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, tạp chí thư viện, thuê bao cáp truyền hình, cước phí internet...; khoản chi về công tác phí; khoản chi về hội nghị; khoản chi về thuê mướn; khoản chi về sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn; khoản chi về nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

Đối với các khoản chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, văn phòng phẩm, nhiên liệu...Đây là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số chi cho nhiệm vụ chuyên môn nhưng phát sinh thường xuyên và phân tán nên công tác kiểm soát các khoản chi này cần tăng cường thường xuyên liên tục. Khoản chi phục vụ cho hoạt động chuyên môn chiếm tỷ trọng khá lớn và quan trọng trong tổng chi như là: thuốc, vắc xin, sinh phẩm, VTYT tiêu hao, hóa chất, y cụ…ở mục này chú trọng công tác kiểm soát vì đây là khoản khó kiểm soát và dễ thất thoát.

Ngoài ra còn có một phần chi cho hoạt động chuyên môn như quần áo, màn chiếu, dép… cho cán bộ viên chức, lao động do phòng TCHC thực hiện mua sắm.

Kiểm soát các khoản chi phí này thể hiện ở kiểm soát sự tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.Các chứng từ liên quan đến khoản chi này đều được kiểm tra bởi bộ phận kế toán trước khi lãnh đạo duyệt chi.

1.3.4. Kiểm soát các khoản chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

tra việc chấp hành đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ pháp lý qua các khoản chi này

Khi mua sắm, đầu tư tài sản cố định phải có báo giá cạnh tranh đối với những tài sản có giá trị nhỏ và đấu thầu những tài sản có giá trị lớn.

Kiểm soát công tác mua sắm TSCĐ qua việc phân công, phân nhiệm giữa bộ phận mua và TCKT

Kiểm soát qua công tác ghi chép kế toán tài sản cố định bao gồm: Việc ghi chép thẻ tài sản cố định, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng tài sản cố định, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán, phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định ... Đối chiếu giữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của tài sản cố định.

Thực hiện kiểm soát việc chấp hành quy định của nhà nước của đơn vị về công tác quản lý tài sản.

Kiểm soát qua công tác kiểm kê tài sản cố định định kỳ để theo dõi tài sản cố định về số lượng cũng như hiện trạng sử dụng.

Kiểm soát tình hình thanh lý TSCĐ, việc tổ chức thanh lý và các chi phí liên quan đến thanh lý.

1.3.5. Kiểm soát các khoản chi khác

Kiểm tra tính hợp lý, tính cần thiết của các khoản chi trên cơ sở quán triệt tiết kiệm và đảm bảo sát nhu cầu thực tế.

Thực hiện kiểm soát việc tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức các khoản chi tiếp khách, họp, ngày lễ,… theo quy định.

Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ liên quan đến từng khoản chi.

Kiểm soát các khoản chi này là kiểm soát chi những nội dung như: chi các khoản phí, lệ phí của các đơn vị dự toán, chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của các đơn vị dự toán, chi tiếp khách và các khoản chi khác. Bên cạnh đó còn kiểm soát các quỹ được phân phối từ nguồn tiết kiệm chi và các khoản chi khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống lý luận một số vấn đề cơ bản về công tác Kiểm soát chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Chương này đã nêu khái quát về kiểm soát, những yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho công tác kiểm soát và thủ tục kiểm soát chi thường trong các đơn vị sự nghiệp có thu.

Công tác kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện một cách khoa học và nghiêm túc sẽ góp phần làm lành mạnh công tác tài chính trong các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo thu đủ, thu đúng đối tượng, giảm thiểu các sai sót, ngăn chặn gian lận, tránh thất thoát tài sản, giảm thiểu chi phí, nâng cao thu nhập của cán bộ nhân viên, góp phần thúc đầy đơn vị phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra. Đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu tình hình chi thường xuyên tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

THƯỜNG XUYÊN TẠI TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNHPHỐ ĐÀ NẴNG PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Lịch sử hình thành

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở y tế thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Quyết định số 3915/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở gồm Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thành phố Đà Nẵng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù hợp lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.

Được thành lập vào cuối năm 2018 trên cơ sở hợp nhất 5 đơn vị, Trung tâm bước đầu ổn định tổ chức, duy trì hoạt động chuyên môn và thiết lập các quy trình chuẩn để quản lý điều hành đơn vị.

Trung tâm với bộ máy 13 khoa, phòng chuyên môn và 03 phòng chức năng với 245 cán bộ, viên chức, lao động làm việc.

Là đơn vị mới được thành lập đang dần ổn định tổ chức nhưng trước làn sóng dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn thành phố từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm cũng đã ứng phó và phát huy năng lực của đơn vị trong vai trò là đơn vị chủ chốt trong công tác phòng chống, dịch bệnh COVID-19 của thành phố. Cùng với sự Lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của các cấp Chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể cùng với sự tận tụy, nhiệt huyết của toàn thể cán bộ, viên chức, lao động của Trung tâm đã và đang hằng ngày cố gắng đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Với ý tưởng sáng tạo gộp mẫu trong xét nghiệm COVID-19 của Trung tâm đã giúp cho thành phố kiểm soát được dịch, tiết kiệm cho ngân sách thành phố một khoản chi phí xét nghiệm đáng kể (từ 55 tỷ đồng giảm xuống còn 12 tỷ đồng) được UBND thành phố ghi nhận và Thủ tướng Chính phủ khen thưởng tại Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2021 và trở thành kinh nghiệm cho các địa phương khác.

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

2.1.2.1. Vị trí và chức năng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà nẵng là đơn vị sự nghiệp chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Trung ương. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà nẵng có tư cách pháp nhân, có trụ sở và có con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng; khám phát hiện, điều trị dự phòng và các dịch vụ y tế khác phù

hợp lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên khoa, được trang bị trang thiết bị thích hợp và đang được thành phố đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp.

- Xây dựng bộ máy tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chiến lược các kế hoạch truyền thông, dự phòng và quản lý sức khỏe cộng đồng cho nhân dân. Đề ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch hàng năm do Sở Y tế giao.

- Không ngừng cải tiến bộ máy, nghiên cứu khoa học cho phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa, phòng; học hỏi thêm kinh nghiệm của các Viện tuyến trên và các đơn vị tỉnh bạn.

- Có chính sách nhân sự phù hợp, không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức.

- Hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

- Có biện pháp quản lý, sử dụng ngân sách có hiệu quả mà Nhà nước giao cho hàng năm, đảm bảo cho nguồn kinh phí hoạt động được tốt.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Kiểm soát bệnh tậtthành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

1. KHOA PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

2. KHOA PHÒNG, CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

3. KHOA SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG-Y TẾ TRƯỜNG HỌC

4. KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP 5. KHOA DINH DƯỠNG

6. KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN 7. KHOA KÝ SINH TRÙNG-CÔN TRÙNG 8. KHOA KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ

9. KHOA PC HIV/AIDS VÀ ĐIỀUTRIỊ NGHIỆN CHẤT

10. KHOA TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC SỨC KHỎE

11. KHOA XÉT NGHIỆM – CĐHA-TDCN 12. KHOA DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ 13. PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BAN GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

1. KẾ HOẠCH - NGHIỆP VỤ 2. TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH 3. TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức thuộc Trung tâm

Theo Quyết định thành lập số 3915/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng, cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm có:

Giám đốc Trung tâm: do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm là người đứng đầu đơn vị. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật nhà nước về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng.

Phó Giám đốc Trung tâm: do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Phòng Tổ chức - Hành chính: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Tổ chức bộ máy; quản lý nhân lực; bảo vệ chính trị nội bộ; tài sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm việc của Trung tâm; hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; Phối hợp các hoạt động hội thảo, hội nghị, tập huấn của Trung tâm.

Phòng Tài chính – Kế toán: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc; Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Quản lý tài chính; dự toán, sử dụng ngân sách; cấp phát kinh phí theo dự toán đã được phê duyệt; tổ chức thu phí, giá dịch vụ y tế; chi trả lương, phụ cấp cho người lao động thuộc Trung tâm; quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật; Phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án trong và ngoài nước; tài sản, thuốc, vật tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; đào tạo, đào tạo liên tục, hội thảo, hội nghị.

Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ: là phòng chức năng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc; Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động: Kế hoạch định kỳ, đột xuất; kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ; chỉ đạo tuyến; công nghệ thông tin; nghiên cứu khoa học; thu thập, phân tích, tổng hợp, lưu trữ và quản lý các thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định của ngành; chương trình, dự án; hội nghị, hội thảo chuyên môn; Phối hợp quản lý thuốc, hóa chất, vật tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; quản lý nhân lực, tài chính, tài sản.

Các khoa, phòng chuyên môn: thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế làm việc của đơn vị, sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Trung tâm, hoạt động theo kế hoạch và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của cấp có thẩm quyền.

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Bộ máy kế toán và cơ cấu tổ chức

Trung tâm đang áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính. Sử dụng phần mềm kế toán DAS10 của Cục tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính. Phần mềm này tích hợp được nhiều chức năng khác nhau như: Kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, kế toán xây dựng cơ bản… Các chức năng này được thiết lập chặt chẽ và liên thông với nhau một cách hợp lý giúp việc phân tích các kết quả kế toán được dễ dàng.

Kế Toán công cụ, dụng cụ, TSCĐ, Dược, VTYT (2) Kế toán Thu Viện phí, phí, lệ phí, thu dịch vụ (2) Thủ quỹ (1) Trưởng phòng TC-KT, Kế toán trưởng jkkee Phó trưởng phòng (2) jkkee Kế Toán CTMT, các dự án, chương trình từ nguồn NSNN (3) Thu phí (5) Chú thích: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

Sơ đồ. 2.2 Bộ máy kế toán và Cơ cấu tổ chức

Phân công, nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán:

- Trưởng phòng, Kế toán trưởng: Phụ trách chung; Tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính của đơn vị, Phụ trách công tác xây dựng kế hoạch- dự toán, quyết toán ngân sách năm; các hợp đồng; Kiểm tra, kiểm soát, ký duyệt chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán; Hướng dẫn về nghiệp vụ kế tán cho kế toán tổng hợp và các kế toán viên.

- Phó Trưởng phòng 1: Trực tiếp làm kế toán tổng hợp; Kiểm tra các báo cáo tài chính của các kế toán viên; Lập báo cáo quyết toán tài chính năm; Chịu trách nhiệm kiểm tra và hoàn chỉnh hệ thống chứng từ hàng tháng, quý, năm; Thực hiện kế toán tiền lương, bảo hiểm, các khoản trích nộp theo lương; Điều hành phòng và ký duyệt chứng từ nhập, xuất khi Trưởng phòng đi vắng.

- Phó Trưởng phòng 2: Thực hiện kế toán thu, chi hoạt động thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN tại TRUNG tâm KIỂM SOÁT BỆNH tật THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 44)