Mục tiêu và phương hướng của toàn ngành y tế:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN tại TRUNG tâm KIỂM SOÁT BỆNH tật THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 90 - 93)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Mục tiêu và phương hướng của toàn ngành y tế:

Các Trung tâm và cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trực thuộc Sở Y tế thực hiện minh bạch về tài chính công, bao gồm việc phân loại các nguồn thu một cách rõ ràng (nguồn thu từ ngân sách cấp, từ viện phí, BHYT, từ nguồn xã hội hoá y tế, khám dịch vụ…), tiến đến tính chi phí đúng, đủ các dịch vụ y tế theo Nghị quyết 243/2019/NQ-HĐND của HĐND thành phố, thông tư liên tịch 13/2019/TTLT-BTC-BYT và các văn bản hướng dẫn liên quan đảm bảo việc sử dụng nguồn ngân sách cấp tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả.

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng.

Từng bước nâng cao và xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công bảo đảm tính công khai, minh bạch; phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập ngân sách trên cơ sở dồn tích; thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán nhà

nước, xây dựng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.

Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

Thẩm tra, xét duyệt quyết toán hàng năm tại các đơn vị trực thuộc, từ đó chẩn các sai phạm về tài chính của các đơn vị nếu có.

Tập huấn và thông báo các chính sách nhà nước thay đổi để các đơn vị trực thuộc nắm bắt kịp thời.

Chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực…để tiến đến thực hiện lộ trình cơ chế tự chủ về tài chính.

Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nước cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý cơ sở y tế công lập ở nước ta là:

+ Chuyển từ mô hình quản lý thuần tuý chuyên môn sang mô hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.

+ Đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng các bệnh viện đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân địa phương và bệnh nhân ngoại tỉnh theo từng giai đoạn phát triển, chú trọng đối với các chuyên khoa về tim mạch, ngoại chấn thương, sản, nhi, ung bướu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng, ghép tạng, cấy ghép tế bào gốc và các trung tâm y tế quận, huyện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao.

+ Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đồng thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn

của chính sách xã hội hóa hoạt động y tế đối với người dân.

Hình thành và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh trong nội bộ thành phố, trong đó xây dựng bệnh viện quận, huyện làm vệ tinh cho các bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế. Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng bệnh nhân từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên.

+ Đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng: tập trung chủ yếu cho công tác phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác quản lý hệ thống phòng bệnh toàn thành phố, thực hiện phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, chủ động triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng, phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, phòng chống tai nạn thương tích và các chương trình giảm yếu tố nguy cơ tác động không tốt đến sức khỏe, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; đẩy mạnh việc thực hiện kiện toàn trung tâm y tế quận, huyện thực hiện 2 chức năng theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chỉ đạo thống nhất đồng bộ hoạt động y tế dự phòng từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đến quận, huyện và xã, phường.

+ Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế;

+ Từng bước đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế, chuyển đổi phương thức phí theo dịch vụ sang những cơ chế chi trả dịch vụ y tế tiên tiến, phù hợp như khoán định suất, chi trả trọn gói theo ca bệnh, theo nhóm chẩn đoán và các cơ chế tài chính khác; tăng cường kiểm soát chi phí, kiểm soát lạm dụng dịch vụ;

xây dựng cơ chế kiểm soát giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN tại TRUNG tâm KIỂM SOÁT BỆNH tật THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w