Quan niệm về cải cách hành chính nhà nước, cải cách hành chính quân sự ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 25 - 39)

chính quân sự ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam

* Cải cách hành chính nhà nước.

Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, xem xét, có thể thấy các quan niệm về cải cách và CCHC được nêu ra có một số điểm thống nhất sau:

- Cải cách là sự thay đổi một số mặt nào đó của xã hội đang tồn tại mà khơng làm thay đổi bản chất những thành tố cơ bản cấu thành xã hội đó, đặc biệt là hệ tư tưởng và chế độ chính trị của xã hội.

- Cải cách HCNN là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cải cách hành chính khơng làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước. Cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành CCHC phải đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của một quốc gia.

- Tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà CCHC có thể được đặt ra với những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính cơng v.v..

Ở Việt Nam, những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra, đã tạo nên một bước phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng và đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vững bước tiến vào thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập và phát triển. Trong tiến trình đó, cùng với đổi mới hệ thống chính trị, CCHC nhà nước được đặt ra như một đòi hỏi khách quan của thực tiễn đất nước, tạo tiền đề thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Chính vì vậy, CCHC nhà nước được xác định là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, trở thành một bộ phận quan trọng trong chủ trương, đường lối đổi mới theo định hướng XHCN của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Cải cách HCNN ở Việt Nam là sự thay đổi có định hướng, có mục tiêu, kế hoạch cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống cấu trúc, thể chế của nền HCNN, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính có đủ phẩm chất và năng lực; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền HCNN phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Cải cách HCNN ở Việt Nam được tiến hành trong điều kiện đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, của quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc chuyển đổi nền kinh tế kéo theo những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tác động đến tất cả các tổ chức, lực lượng trong xã hội, địi hỏi phải có những thay đổi căn bản cả về nhận thức, tư tưởng, quy trình kỹ thuật, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy HCNN.

Như vậy, CCHC nhà nước là sự thay đổi có định hướng, có kế hoạch hoạt

động quản lý nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng, hoàn thiện hệ thống cấu trúc và chức năng của nền HCNN, xây dựng nền hành chính cơng đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, hiện đại. Thực chất của CCHC nhà nước là

thực thi quyền hành pháp). Đây là quá trình liên tục theo một định hướng nhất định, nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia một cách hiệu lực, hiệu quả.

Cải cách hành chính là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước (bao gồm hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp), góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Cải cách hành chính đảm bảo cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Cải cách hành chính ở Việt Nam là cơng việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý HCNN trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tịi rút kinh nghiệm. Mặt khác, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh tồn cầu hố và cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Nhiệm vụ CCHC đang trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu của CCHC nhà nước đến 2010 là:

Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. [27, tr.15,16].

Nội dung CCHC ở nước ta theo Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 xác định bốn nội dung cơ bản là: cải cách thể chế hành chính, cải

cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức và cải cách tài chính cơng. Chủ thể thực hiện CCHC là tổ chức, cơ quan

và đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan HCNN từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở (Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương, cơ sở…) Thực chất mục tiêu và nội dung CCHC nhà nước là nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với bản chất dân chủ, đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó là nhà nước ban hành và tuân thủ pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật. Nhân dân đòi hỏi và mong muốn được yên ổn sinh sống, sản xuất và kinh doanh trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu, người tốt được bảo vệ, kẻ xấu và bọn tham nhũng bị trừng trị.

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vơ trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. [53, tr.86].

Hiện nay, để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới hoạt động CCHC nhà nước, xác định CCHC là một nội dung trọng tâm của một trong ba khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Đảng ta chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI là “Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân” [53, tr.265].

* Đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của xã hội, một tổ chức chính trị, cơng cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tổ chức và hoạt động của quân đội mang tính đặc thù quân sự, lao động trong quân đội là một loại lao động đặc biệt, đòi hỏi quản lý nhà nước trong quân đội phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất, kỷ luật tự giác, nghiêm minh, có trình độ SSCĐ cao, có nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo.

Một trong những hoạt động cơ bản và chủ yếu của quản lý nhà nước trong quân đội là hoạt động quản lý hành chính quân sự (hành chính quân sự), nhằm thực hiện quyền lực của Nhà nước trong quản lý, chỉ huy, điều hành quân đội. Cũng như quản lý HCNN, hành chính quân sự là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước trong hoạt động quân sự, tức là hoạt động chấp hành và điều hành; chủ thể của hoạt động hành chính quân sự là người chỉ huy, các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ trong hệ thống tổ chức quân đội từ Bộ Quốc phòng đến các ĐVCS.

Đơn vị cơ sở bộ binh trong QĐND Việt Nam là bộ phận hợp thành hệ thống tổ chức của quân đội, bao gồm các cấp lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội và tương đương, là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội và trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện quân nhân.

Về biên chế, tổ chức, ĐVCS bộ binh thuộc biên chế của các sư đoàn bộ binh,

được tổ chức biên chế từ các tổ chiến đấu ba người lên tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn. Hạ sĩ quan, chiến sĩ là lực lượng chủ yếu của đơn vị, tuổi đời còn trẻ, có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên, đại đa số là đoàn viên và một số là đảng viên. Trong chiến đấu, hạ sĩ quan, chiến sĩ là lực lượng tác chiến trực tiếp với kẻ địch trên chiến trường. Trong công tác và lao động sản xuất, họ là nguồn nhân lực to lớn để xây dựng quân đội, thực hiện các nhiệm vụ và tham gia lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Về nhiệm vụ, hàng năm, nhiệm vụ chủ yếu của ĐVCS bộ binh là huấn luyện,

SSCĐ, chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện; làm cơng tác dân vận, tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, phịng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; phối hợp với các lực lượng trong khu vực phòng thủ đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn đóng qn.

Hệ thống tổ chức chỉ huy, ở các ĐVCS bộ binh gồm: Trung đoàn trưởng và

trung đồn phó qn sự, chính ủy trung đồn và phó chính ủy trung đồn; các cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật). Cấp tiểu đồn có tiểu đồn trưởng, tiểu đồn phó qn sự, chính trị viên và chính trị viên phó tiểu đồn. Cấp đại đội có đại đội trưởng và đại đội phó qn sự, chính trị viên và chính trị viên phó đại đội. Cấp trung đội và tiểu đội được biên chế trung đội trưởng, trung đội phó và tiểu đội trưởng, tiểu đội phó. Cán bộ từ trung đội trở lên hầu hết là sĩ quan và đảng viên. Đa số cán bộ là sĩ quan trẻ, trưởng thành trong thời bình, được đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội.

Hệ thống tổ chức cơ sơ đảng, hiện nay ở các ĐVCS bộ binh đều thành lập

tổ chức cơ sở đảng 3 cấp: đảng bộ trung đoàn; đảng bộ bộ phận tiểu đoàn; chi bộ đại đội và chi bộ cơ quan trung đoàn. Đảng bộ cơ sở (trực tiếp là đảng uỷ trung đồn) là hạt nhân chính trị thực hiện vai trị lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động ở ĐVCS. Các chi bộ đại đội, cơ quan giữ vai trò trực tiếp lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ của đại đội, cơ quan trung đoàn, đồng thời là nơi giáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên và phát triển đảng. Thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, chính ủy trung đồn là bí thư đảng ủy trung đồn, chính trị viên tiểu đồn là bí thư đảng bộ bộ phận, chính trị viên đại đội là bí thư chi bộ.

Tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở ĐVCS là tổ chức quần chúng, có vai trị quan trọng trong việc tun truyền, giáo dục, tập hợp và vận động đoàn viên, thanh niên chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị. Tổ chức đoàn thanh niên ở ĐVCS là tổ chức đoàn cơ sở 3 cấp gồm: đoàn cơ sở trung đoàn, liên chi đoàn ở tiểu đoàn và tương đương; chi đoàn ở đại đội và các ban của trung đoàn.

Tổ chức hội đồng quân nhân ở các đại đội và cơ quan trung đoàn được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 468/1998/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc

phòng năm 1998. Hội đồng quân nhân là một trong những thiết chế dân chủ cơ bản để thực hiện quyền làm chủ của quân nhân ở cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị trung đoàn. Hiện nay, theo Hướng dẫn số 436/HD-CT, ngày 28/6/2002 của Tổng cục Chính trị: quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ và HĐQN được cụ thể hoá thành 5 việc HĐQN được biết; 8 việc HĐQN được tham gia ý kiến trước khi cấp uỷ, chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định; 4 việc HĐQN được quyền giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của cấp uỷ đảng, chỉ huy cơ quan, đơn vị.

Đơn vị cơ sở là nơi trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của quân đội. Sức chiến đấu, sự tinh nhuệ về chính trị và quân sự của toàn quân là tổng hợp sức mạnh của từng ĐVCS. Các nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, chiến đấu, tham gia sản xuất, vận động quần chúng, xây dựng đơn vị… đều được tổ chức thực hiện ở ĐVCS. Đồng thời, đây cũng là nơi đang đặt ra những yêu cầu cao đối với hoạt động hành chính quân sự và cải cách hành chính quân sự, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng thực

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)