Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong phát huy vai trị của cải cách hành chính qn sự góp phần nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 160 - 169)

phát huy vai trị của cải cách hành chính qn sự góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở hiện nay

Khi nói về vai trị của đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [97, tr.273]. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đến sức mạnh chiến đấu của ĐVCS, bảo đảm cho mở rộng và phát huy quyền làm chủ của quân nhân ở

cơ sở. Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở ĐVCS, đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, quan điểm, nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng. “Phát huy sức mạnh tổng hợp, trách nhiệm các cấp, các ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ phải đồng bộ và có số lượng cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức ngày càng cao, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy kế tiếp các cấp vững vàng” [60, tr.29].

Xây dựng, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong phát huy vai trò của CCHC quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS quân đội hiện nay cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là, đổi mới cách thức, quy trình quy hoạch cán bộ.

Các cấp uỷ đảng, chỉ huy và cơ quan chính trị căn cứ vào yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí, chức danh mà lựa chọn cán bộ phù hợp, đủ tiêu chuẩn; rà sốt lại cơng tác quy hoạch cán bộ ở đơn vị mình, tổng kết, đánh giá và có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ trong diện quy hoạch. Kịp thời bố trí cán bộ được quy hoạch khi họ có xu hướng phát triển; lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch phải được tiến hành chặt chẽ, dân chủ, công khai trong đảng uỷ. Trong phạm vi nhất định có thể dựa vào sự tín nhiệm và giới thiệu của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Khi đã lựa chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý cán bộ lại là khâu quyết định. Do đó, cơng tác quy hoạch cán bộ phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực tế ở một số ĐVCS cho thấy hầu hết đội ngũ sĩ quan (nhất là sĩ quan trẻ) đều yên tâm với nghề nghiệp, có nguyện vọng được phấn đấu, học tập ở trình độ cao hơn để phục vụ quân đội lâu dài. Vì vậy, các cấp uỷ đảng cơ sở cần rà soát, đánh giá phát hiện mặt mạnh, yếu của từng cán bộ trong phạm vi cấp mình. Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch cần được đào tạo tập trung cơ bản, phải trải qua thời gian rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, gần sát với công việc dự kiến được giao.

Việc quản lý, kiểm tra sĩ quan được quy hoạch cũng cần phải dựa vào nơi họ được đào tạo và sự tín nhiệm của đồn thể quần chúng trong đơn vị. Việc lựa chọn,

bổ nhiệm cán bộ cho một vị trí, chức danh nào đó phải thật sự dân chủ, phải “Vì việc xếp người, chứ khơng phải vì người xếp việc”, có tham khảo sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng có liên quan. Tránh tình trạng thực hiện quy hoạch cán bộ một cách gò ép, cứng nhắc, hoặc lựa chọn cán bộ theo địa phương chủ nghĩa hoặc lồng động cơ cá nhân trong bố trí, sử dụng cán bộ.

Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong nhà trường với đào tạo, rèn luyện trong thực tiễn cơ sở. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với thực tiễn đang đòi hỏi ở cơ sở, chú trọng những vấn đề thực tiễn bức xúc như làm thế nào để trong quản lý, chỉ huy bộ đội vừa bảo đảm phát huy dân chủ với tăng cường kỷ luật, giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với ổn định đơn vị để phát triển… Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chính quy, hiện đại, sát thực tiễn chiến đấu và bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, khắc phục tình trạng quá coi trọng bằng cấp mà khơng tính đến đến phẩm chất, năng lực làm việc thực tế của cán bộ.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy trình trong thực hiện cơng tác cán bộ ở ĐVCS.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình thực hiện cơng tác cán bộ là nhằm làm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, thực sự có tính khoa học và dân chủ, bảo đảm cho công tác cán bộ hoạt động theo nguyên tắc, chuẩn mực chung, tránh tình trạng tuỳ tiện, áp đặt chủ quan trong công tác cán bộ. Hệ thống quy chế, quy trình thực hiện cơng tác cán bộ là căn cứ để mỗi cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chính trị quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý cán bộ theo quy định chung. Đồng thời đó là những kênh rất quan trọng để quần chúng thực hiện quyền dân chủ trong lựa chọn, giám sát, kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ trong đơn vị.

Yêu cầu trong xây dựng các quy chế, quy trình cơng tác cán bộ ở ĐVCS quân đội phải dựa trên ngun tắc tập trung dân chủ, thể hiện tính cơng khai, khoa học và dân chủ. Hệ thống quy chế, quy trình cơng tác cán bộ phải thể hiện được tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng trong Nghị quyết 94 về xây dựng đội ngũ cán bộ

của Bộ Chính trị; phương hướng chỉ đạo về xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở của

Nghị quyết đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX cũng như phương hướng đẩy mạnh thực hiện QCDC ở cơ sở quân đội trong những năm tới, đề cao trách nhiệm cá nhân và tập thể, trách nhiệm đi liền với quyền lực và quyền lợi, quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề.

Tập trung xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh quy chế kiểm tra, giám sát cán bộ ở ĐVCS theo quy chế kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của Bộ Chính trị ngày 7/5/2007. Xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát cán bộ phải đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ phải do tập thể cấp uỷ lãnh đạo và kết luận. Kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá phải được công khai cho mỗi cán bộ biết, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tham gia giám sát, kiểm tra cán bộ. Kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn chức danh, chức trách của từng cán bộ, gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị mà cán bộ phụ trách. Phải căn cứ vào mối quan hệ, thái độ đối với quần chúng và việc chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng. Xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá cho từng chức danh, từng cương vị càng cụ thể càng tốt.

Tiêu chí quan trọng nhất, chủ yếu nhất là uy tín và hiệu quả cơng việc thực tế. Đối với các ĐVCS, nơi tập trung đông đảo hạ sỹ quan, chiến sỹ nên việc kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ phải gắn với phong trào quần chúng, cần mở rộng kiểm tra, giám sát, đánh giá, nhận xét của cán bộ và quần chúng cấp dưới có quan hệ trực tiếp với cán bộ cấp trên thông qua hình thức trực tiếp góp ý, trao đổi, coi đây là nguồn thông tin quan trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá chính xác cán bộ. Đối với những cán bộ chủ chốt như: chỉ huy trung đoàn, chủ nhiệm cơ quan, chỉ huy tiểu đồn thì càng phải chú trọng quan tâm đến việc lấy ý kiến đánh giá của tổ chức đảng, cán bộ cấp dưới và quần chúng.

Việc bổ nhiệm, sử dụng cán bộ phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, bố trí đúng người, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Thực hiện dân chủ, cơng khai các quy trình, thủ tục bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, nhất là lấy ý kiến đóng góp của quần chúng đối với cán bộ trước khi bổ

nhiệm. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của quần chúng và sửa chữa kịp thời, dựa vào quần chúng để kiểm tra, giám sát, giáo dục và uốn nắn cán bộ. Đối với cán bộ vi phạm kỷ luật, thiếu gương mẫu, khơng cịn uy tín trong quần chúng thì “Phải kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Đảng và chính quyền những cán bộ, đảng viên, cơng chức thối hố, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân và kịp thời thay thế những người không đáp ứng yêu cầu công việc” [96, tr.1-2]. Mặt khác, cũng cần có chế tài quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với cán bộ về kết quả hồn thành nhiệm vụ của đơn vị mình. Xây dựng quy tắc ứng xử, giải quyết các mối quan hệ, minh bạch hoá các hoạt động của cơ quan, của người chỉ huy, dân chủ hố đời sống chính trị ở đơn vị.

Đề bạt, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Cần khắc phục tình trạng thiếu cán bộ cấp phân đội, thừa cán bộ cơ quan. Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, đánh giá, phân loại chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn các chức danh, các cương vị chủ chốt, tập trung phấn đấu biên chế đủ cán bộ quân sự và cán bộ chính trị cấp phân đội.

Ngồi các quy chế, quy trình trên, cần xây dựng, bổ sung và hồn thiện quy trình, quy chế quản lý cán bộ, quy chế giám sát, kiểm tra của quần chúng đối với cán bộ, quy định chế độ cán bộ tự học, đi cơ sở, v.v.. Các cấp uỷ đảng, cơ quan chính trị phải xây dựng quy chế trách nhiệm liên đới trong thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ. Trong quy chế, cần chú ý giải quyết mối quan hệ trách nhiệm giữa tập thể đảng uỷ, bí thư đảng uỷ, chính uỷ, chính trị viên, chỉ huy trưởng và cơ quan chính trị, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khắc phục tình trạng lộng hành, tuỳ tiện, trù dập hoặc “ê kíp”, cục bộ địa phương trong công tác cán bộ.

Ba là, nâng cao năng lực chỉ huy, quản lý hành chính quân sự của người chỉ huy ở ĐVCS.

Người chỉ huy ở ĐVCS là chỉ huy cao nhất trong đơn vị, được Đảng, Nhà nước và quân đội giao cho những quyền hạn trong phạm vi chức trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên cấp trên và cấp ủy cấp mình về tồn bộ các hoạt động của đơn vị theo phạm vị, chức trách,

nhiệm vụ. Phẩm chất, năng lực và uy tín của người chỉ huy tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của đơn vị, đến tình hình thực hiện dân chủ và ý thức chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước; ảnh hưởng và tác động đến tình cảm, tâm lý và hành động của cán bộ, chiến sỹ.

Muốn quản lý tốt đơn vị, người chỉ huy phải có trình độ hiểu biết nhất định về chính trị, qn sự, văn hóa, chun mơn nghiệp vụ cần thiết. Người chỉ huy phải là người nắm chắc tình hình mọi mặt của đơn vị như: tình hình quân số, trình độ chính trị, tư tưởng, năng lực của cán bộ, chiến sĩ, chất lượng vũ khí, trang bị, tài sản, tài chính của đơn vị… để có kế hoạch, biện pháp sử dụng, huy động được tất cả những tiềm năng của đơn vị thành sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho đơn vị và mỗi cán bộ, chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Để phát huy tốt vai trị của CCHC qn sự góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ, người chỉ huy phải quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của đơn vị. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, bất cứ ở đâu, hồn cảnh nào, nhiệm vụ gì, lúc bình thường hay lúc chiến đấu, lúc thuận lợi hay lúc khó khăn, lúc tập trung hay lúc phân tán, trong huấn luyện, lao động sản xuất hay trong sinh hoạt hàng ngày, ở trong doanh trại hay ngoài doanh trại… cán bộ phải quản lý đơn vị có nề nếp, có kỷ luật.

Phát huy vai trị của CCHC quân sự trong nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ, đòi hỏi người chỉ huy khi ra mệnh lệnh, ban hành quyết định, quy định, xây dựng kế hoạch công tác phải cân nhắc kỹ lưỡng nội dung, thẩm quyền, chức trách được giao; kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể, chính xác, biện pháp hành động và điều kiện đảm bảo cần thiết. Trong tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra giúp đỡ cấp dưới hồn thành nhiệm vụ, khi gặp khó khăn, trở ngại cũng như khi hồn thành cơng việc, người chỉ huy phải báo cáo trung thực, rõ ràng với cấp trên, có tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Thơng qua quản lý bộ đội, người chỉ huy rút ra những bài học, những kinh nghiệm về đổi mới phương pháp quản lý, chỉ huy bộ đội theo yêu cầu mở rộng và phát huy quyền làm chủ của quân nhân ở ĐVCS.

Trong quản lý hành chính quân sự, một trong những phẩm chất không thể thiếu của người chỉ huy là tình thương yêu cán bộ, chiến sĩ. Người chỉ huy thường

xuyên quan tâm đến đời sống sinh hoạt, tâm lý, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ, hiểu biết cặn kẽ từng người, chăm sóc, tạo điều kiện cho từng người hồn thành nhiệm vụ, ln gần gũi động viên họ khi gặp khó khăn ốm đau… sẽ là nguồn động viên an ủi rất lớn đối với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:

Các chú dù là đại đoàn trưởng, trung đoàn trưởng hay tiểu đoàn trưởng, cũng chỉ là những người đặt kế hoạch và điều khiển trận đánh. Lúc ra trận, việc đặt mìn, phá lơ cốt đều do bộ đội đội viên làm. Nếu bộ đội tư tưởng vững, kỹ thuật khá, thân thể khỏe mạnh thì nhất định thắng. Trái lại, nếu bộ đội chính trị khá, nhưng quân sự kém, hoặc chính trị quân sự đều khá nhưng thân thể yếu đuối thì cũng khơng thể thắng được. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, săn sóc đội viên. [104, tr.184].

Trong quản lý hành chính quân sự ở nhiều đơn vị cho thấy, cán bộ, chỉ huy đơn vị nào có năng lực, trình độ quản lý, chỉ huy, điều hành tốt thì khi giải quyết bất cứ việc gì đều bình tĩnh, tự tin, quyết đốn và có những biện pháp giáo dục, thuyết phục, cảm hóa cán bộ, chiến sĩ cấp dưới, phát huy trách nhiệm và khả năng sáng tạo của mọi người, hiệu quả giải quyết công việc đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở đơn vị nào mà cán bộ yếu về năng lực quản lý, chỉ huy thì dễ có những hành động độc đốn, chun quyền và thậm chí qn phiệt với chiến sĩ, làm cho tình trạng mất dân chủ và vi phạm kỷ luật tăng lên.

Nâng cao năng lực quản lý hành chính quân sự ở ĐVCS, địi hỏi người chỉ huy khơng được phép dễ dãi với cấp dưới và càng khơng được dễ dãi với chính bản thân mình. Trong qn đội những vi phạm dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những tổn thất về xương máu, do vậy giữ nghiêm kỷ luật, nghiêm khắc với mọi hiện tượng tiêu cực trong đơn vị nhưng khơng khắt khe, hẹp hịi với những vấn đề thuộc về cá tính sinh hoạt của từng quân nhân, miễn là không ảnh hưởng đến kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước. Người chỉ huy không chỉ biết xử phạt đối với những hành động sai trái mà còn biết phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời những thành tích, những gương tốt của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Sự gương mẫu về phong cách, tác phong làm việc của người chỉ huy có ảnh

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 160 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)