Nâng cao nhận thức của các chủ thể trong phát huy vai trò của cải cách hành chính qn sự góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 138 - 147)

cách hành chính qn sự góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay

Nội dung toàn diện, sự phong phú, tính chất phức tạp của mối quan hệ và vai trò của CCHC quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS quân đội đòi hỏi phải nâng cao nhận thức của các chủ thể đối với quá trình này.

Chủ thể lãnh đạo, tổ chức thực hiện là các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở ĐVCS. Để phát huy có hiệu quả vai trò của CCHC quân sự với chất lượng thực dân chủ, đòi hỏi mỗi chủ thể phải được giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức thực hiện CCHC cũng như thực hiện dân chủ và QCDC một cách cơ bản, thường xuyên.

Nâng cao nhận thức cho các chủ thể, phải thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi trọng giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về CCHC, về thực hiện dân chủ và QCDC ở cơ sở để nâng cao trình độ nhận thức cho mọi quân nhân. Tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong tồn đơn vị, khắc phục sự lợi dụng chức quyền để nhấn mạnh kỷ luật, coi nhẹ dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để xem thường kỷ luật.

Giáo dục nâng cao nhận thức về CCHC, về dân chủ và kỷ luật phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của cơng tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong đơn vị. Mọi quân nhân dù là cán bộ, đảng viên, hay hạ sĩ quan, chiến sĩ, cơng nhân viên chức quốc phịng phải được trang bị những kiến thức cần thiết về CCHC, về dân chủ, pháp luật và kỷ luật. Có kiến thức sẽ tạo điều kiện cho quân nhân nắm lấy các giá trị dân chủ và nắm lấy pháp luật làm cơng cụ tự bảo vệ mình và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục về CCHC, về dân chủ, pháp luật và kỷ luật quân đội phải trở thành một bộ phận hữu cơ trong chương trình giáo dục chính trị hàng tháng, hàng q, hàng năm. Nội dung này phải được phổ biến, truyền bá sâu, rộng dưới mọi hình thức, bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng để thâm nhập vào ý thức quân nhân.

Nâng cao nhận thức về CCHC quân sự và dân chủ cho các chủ thể, trước hết là phải nâng cao tri thức, nghĩa là đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở ĐVCS phải thường xuyên được học tập, được phổ biến, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của quân đội về quản lý nhà nước, về CCHC và dân chủ. Trong các nguyên nhân vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ở ĐVCS quân đội hiện nay cho thấy, ngồi ngun nhân do suy thối về phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, một phần lớn cịn do trình độ văn hố chính trị, văn hóa dân chủ, văn hoá pháp luật và nghiệp vụ quản lý, chỉ huy, điều hành của họ

còn non kém… Khơng có sự nhận thức đúng đắn hoặc khơng được đào tạo, giáo dục cơ bản nên biểu hiện bằng hành động là dạng cán bộ quan liêu, gia trưởng, quân phiệt, coi thường pháp luật, v.v.. Vì vậy, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong phát huy vai trò của CCHC quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS hiện nay cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Một là, phổ biến, quán triệt cho lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ ở ĐVCS nắm vững quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, nội dung, biện pháp CCHC nhà nước, CCHC quân sự gắn với thực hiện QCDC ở cơ sở quân đội.

Đây là biện pháp cơ bản tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ trong phát huy vai trò của CCHC quân sự. Thực tiễn hoạt động ở ĐVCS cho thấy, nếu lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ chưa thấy được chất lượng thực hiện dân chủ và QCDC ở cơ sở chính là mục tiêu, động lực của CCHC quân sự, thì sẽ dẫn đến tình trạng coi CCHC quân sự là nhiệm vụ cấp trên giao phải thực hiện chứ không phải là yêu cầu khách quan mà tiến trình thực hiện dân chủ đặt ra ở mỗi ĐVCS. Mặt khác, nếu khơng thấy được vai trị tích cực của CCHC quân sự trong nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ, trong thực hiện sẽ dẫn đến sự tách rời hoạt động CCHC với thực hiện dân chủ, coi CCHC là nhiệm vụ của tổ chức hành chính quân sự chứ không phải là trách nhiệm của mọi tổ chức và quân nhân ở ĐVCS.

Nắm vững quan điểm, mục tiêu, kế hoạch, nội dung, biện pháp CCHC nhà nước, CCHC quân sự là cơ sở cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện CCHC, hạn chế được cách làm hời hợt, hình thức hoặc máy móc. Thơng qua CCHC, giúp cho cán bộ, chiến sĩ có kiến thức để đấu tranh loại trừ tệ quan liêu, quân phiệt, tham nhũng, hành chính cứng nhắc, lạm dụng quyền lực và tự do vô kỷ luật vốn dĩ là những cái đối lập và xa lạ với dân chủ, là vật cản nặng nề nhất kìm hãm sự phát triển của dân chủ.

Quán triệt, phổ biến về CCHC nhà nước, CCHC quân sự và thực hiện QCDC ở cơ sở, địi hỏi lãnh đạo, chỉ huy khơng chỉ ở cấp cơ sở mà cả cấp trên cơ sở cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơng tác giáo dục

chính trị - tư tưởng gắn với tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đơn vị. Mọi quân nhân ở ĐVCS cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý hành chính và CCHC, về dân chủ và thực hiện QCDC, về pháp luật, kỷ luật. Có nhận thức đúng sẽ tạo điều kiện cho quân nhân sử dụng đúng quyền, trách nhiệm làm chủ của mình khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cần phải tổ chức tốt các đợt tập huấn về quản lý nhà nước, về CCHC nhà nước, CCHC quân sự và thực hiện QCDC ở cơ sở cho cấp ủy đảng, chỉ huy và đội ngũ cán bộ các cấp ở đơn vị. Thơng qua tập huấn góp phần củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực quản lý nhà nước nói chung, quản lý hành chính qn sự nói riêng, tơn trọng quyền làm chủ của công dân, của quân nhân cho cấp ủy, chỉ huy và đội ngũ cán bộ các cấp. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động và nhiệm vụ của mình, các ĐVCS khơng có điều kiện tổ chức các đợt bồi dưỡng, tập huấn, vì vậy cấp quân khu, quân đoàn cần xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản lý nhà nước, về CCHC và thực hiện dân chủ và QCDC cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở ĐVCS.

Tổ chức tập huấn phải lựa chọn, bồi dưỡng, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, cán bộ giảng dạy có trình độ chun mơn nhất định để giới thiệu, phổ biến các nội dung, chuyên đề, các văn bản pháp luật mới về CCHC và dân chủ cho các ĐVCS. Trong tập huấn phải coi trọng trang bị những nội dung mới, những văn bản, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và quân đội về CCHC và thực hiện dân chủ, trên cơ sở đó gắn với thực tiễn công tác quản lý, chỉ huy bộ đội, thực tiễn thực hiện dân chủ và QCDC ở ĐVCS. Thông qua tập huấn làm cơ sở để đội ngũ cán bộ vận dụng những nội dung được tập huấn vào thực tiễn hoạt động quản lý, chỉ huy bộ đội theo yêu cầu nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ của đơn vị.

Trong tập huấn cần phổ biến, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khố X, khóa XI, của Bộ Chính trị, Qn ủy Trung ương, các văn bản pháp luật của Nhà nước về CCHC và thực hiện dân chủ ở cơ sở, các chỉ thị và hướng dẫn của Bộ Quốc phịng, Tổng cục Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh CCHC quân sự gắn với việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong

quân đội. Về CCHC, phải phổ biến, quán triệt 5 mục tiêu, 6 nhiệm vụ, 7 giải pháp thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, mục tiêu cụ thể của 2 giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước 10 năm 201-2020. Đặc biệt, trong tập huấn cần tập trung phổ biến, quán triệt mục tiêu, nội dung, các giải pháp và trách nhiệm của các tổ chức trong thực hiện chương trình CCHC nhà nước của Bộ Quốc phịng, của qn khu, qn đồn, sư đoàn cho các đối tượng tập huấn.

Trên cơ sở những nội dung tập huấn, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức của cấp uỷ, chỉ huy các cấp về mục tiêu, nội dung, vai trị của cơng tác CCHC trong thực hiện dân chủ và QCDC ở cơ sở. Tạo được sự thống nhất cao về quản lý, chỉ huy, điều hành đơn vị theo Điều lệnh Quản lý bộ đội gắn với thực hiện phương châm quân nhân biết, quân nhân bàn, quân nhân làm và quân nhân kiểm tra.

Gắn các nội dung tập huấn về CCHC quân sự và thực hiện dân chủ với công tác tư tưởng, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tập huấn phù hợp với từng đối tượng, ln bám sát tình hình của đơn vị, với cuộc sống và hoạt động hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ. Thông qua tập huấn để củng cố, nâng cao trình độ hiểu biết về vai trị của CCHC quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS, nâng cao năng lực vận dụng cụ thể hóa nội dung tập huấn trong cơng tác quản lý, chỉ huy và giải quyết các mối quan hệ, các nhiệm vụ cụ thể của cấp ủy, chỉ huy đơn vị .

Hai là, đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng ở ĐVCS.

Nghiên cứu thực tiễn ở các ĐVCS quân đội cho thấy, nếu quân nhân không hiểu biết về kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, về quyền hạn và nghĩa vụ của mình, thì họ khơng có kiến thức và năng lực thực hành với tư cách của người làm chủ tham gia quản lý xã hội, quản lý nhà nước, quản lý đơn vị. Ngược lại, nếu quân nhân nắm vững được pháp luật, họ sẽ biết sử dụng các phương thức pháp luật như một công cụ hữu hiệu để đấu tranh, bảo vệ quyền dân chủ của mình. Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật cần đổi mới chương trình, nội dung theo hướng cơ bản,

tồn diện, phổ cập, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng, nhiệm vụ và từng loại hình đơn vị. Cụ thể:

Đối với nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật chung: Tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để người học nắm được những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và pháp luật XHCN; những hiểu biết chung về các ngành luật cơ bản như: Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Quốc phòng, Luật Biên giới, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quốc phòng, an ninh, quân sự, điều lệnh, điều lệ, quy định của quân đội; các văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơng dân nói chung và của quân nhân, cơng nhân viên chức quốc phịng nói riêng...

Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị xác định nội dung sát với nhiệm vụ, đối tượng và điều kiện cụ thể của mình như: đối với những đơn vị làm nhiệm vụ ở biên giới, vùng đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc cần tuyên truyền, giáo dục cho bộ đội luật Biên giới, pháp luật về tơn giáo, dân tộc, các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng tơn giáo, đồn kết, bình đẳng dân tộc, trách nhiệm của đơn vị... Đặc biệt, những đơn vị có vi phạm kỷ luật, pháp luật, hoặc đơn vị làm nhiệm vụ ở những địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự, có nhiều tệ nạn xã hội cần phải xác định những nội dung cần thiết, phù hợp để tuyên truyền, giáo dục.

Đối với sĩ quan, cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị: Trang bị cho họ những kiến

thức chung, cơ bản về pháp luật, cập nhật những văn bản pháp luật mới; nâng cao kiến thức quản lý, nhất là kiến thức về quản lý hành chính quân sự theo Điều lệnh Quản lý bộ đội, các hình thức và biện pháp xử lý vi phạm kỷ luật; kiến thức về dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân, của quân nhân... Bên cạnh đó, cần trang bị cho đội ngũ cán bộ những hiểu biết chung về hệ thống pháp luật của Nhà nước, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật và khả năng truyền đạt các kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền.

Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ: Đây là đối tượng đông đảo nhất trong đơn vị,

công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự với thời gian ngắn, tuổi đời còn trẻ, chưa được rèn luyện, thử thách nhiều và còn thiếu kinh nghiệm xử lý những va chạm xã hội... Vì vậy, cần trang bị cho họ những kiến thức pháp luật phổ thông như: quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, của quân nhân, Luật nghĩa vụ quân sự, Điều lệnh Quản lý bộ đội, chức trách quân nhân, kiến thức về xử phạt hành chính trong quân đội, các hình thức xử lý kỷ luật về trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân...

Đối với quân nhân chun nghiệp, cơng nhân viên chức quốc phịng: Đây là

đội ngũ cán bộ nhân viên chun mơn nghiệp vụ gắn bó lâu dài trong quân đội, rất đa dạng về ngành nghề, chênh lệch về trình độ, nhiều người hoạt động độc lập... đây cũng là một trong những đối tượng vi phạm kỷ luật nhiều trong thời gian qua. Vì vậy, ngồi các kiến thức chung, cơ bản, các quyền và nghĩa vụ công dân, cần đi sâu tuyên truyên, giáo dục cho họ những văn bản pháp luật chuyên ngành, các quy tắc, quy trình cơng tác trực tiếp liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ hoặc quyền và trách nhiệm trong công việc mà họ đang đảm nhiệm.

Tuy nhiên, cách phân chia đối tượng để xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng chỉ mang tính tương đối. Ngồi nội dung, chương trình quy định hàng năm của cấp trên, lãnh đạo, chỉ huy từng ĐVCS phải tự xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Đây chính là khâu quan trọng để nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật thường trực cho cán bộ, chiến sĩ, cơng nhân viên chức quốc phịng ở ĐVCS. Thực tiễn cho thấy, ở đơn vị nào mà coi nhẹ, buông lỏng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy chủ quan trong quản lý, duy trì kỷ luật thì ở đó nhận thức và ý thức tuân thủ kỷ luật, pháp luật của bộ đội hạn chế, quyền làm chủ của quân nhân bị vi phạm, mối quan hệ đồng chí đồng đội, cấp trên cấp dưới khơng bền vững... Do vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải tiến hành thường xuyên, đa dạng về hình thức như: tuyên truyền, giáo dục thông qua huấn luyện, thông qua ngày chính trị, ngày pháp luật, thơng qua báo viết, báo hình, thơng báo chính trị, thời sự, tun truyền thơng qua các hoạt động thi tìm hiểu, hoạt động văn hoá, văn nghệ…

Cùng với đổi mới nội dung cần tích cực đổi mới hình thức, phương pháp truyên truyền, giáo dục pháp luật tại đơn vị. Cấp ủy các cấp, nhất là chính ủy, chính

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 138 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)