Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 110 - 116)

- Một là, nhận thức của một số cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, tổ chức đoàn thanh niên và HĐQN ở ĐVCS về mối quan hệ và vai trò của CCHC nhà nước, CCHC quân sự chưa đầy đủ, sâu sắc.

Ở các ĐVCS bộ binh, do công tác huấn luyện, SSCĐ và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất rất nhiều, cường độ huấn luyện, SSCĐ cao, khẩn trương. Một số cấp uỷ đảng, chỉ huy cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ mục tiêu, yêu cầu và nội dung CCHC nhà nước và CCHC quân sự. Do vậy, chưa thấy hết tầm quan trọng của CCHC, một vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa cấp bách đối với hoạt động của bộ máy quản lý, chỉ huy trong chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, mà còn là một trong những nội dung đột phá để mở rộng và phát huy dân chủ, góp phần xây dựng đơn vị chính quy, vững mạnh tồn diện, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của CCHC ở các ĐVCS chưa thường xuyên, liên tục. Có đơn vị lại quá cầu toàn, chưa bám sát các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên về CCHC, chưa căn cứ vào thực tiễn hoạt động của đơn vị để xác định những nội dung, biện pháp, những việc cần phải bổ sung, hoàn thiện và thực hiện ngay để làm chuyển biến đơn vị, nên việc gì cũng thấy cần thiết nhưng triển khai thực hiện lại ít. Khơng ít ĐVCS, lãnh đạo, chỉ huy lại sợ làm mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong cấp uỷ, chỉ huy. Bỡi lẽ, CCHC cũng như thực hiện dân chủ đều là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, dẫn tới làm qua loa, hình thức, cắt xén nội dung và quy trình thực hiện.

Có ĐVCS lại coi đây là cơng việc của cấp trên, xem nhẹ vai trị của cấp ủy, chỉ huy đơn vị và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Ngược lại, có nơi lại cho rằng CCHC là cơng việc của Nhà nước, của Bộ Quốc phịng và cấp qn khu, qn đồn, nên dẫn đến tình trạng thụ động, trông chờ chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên. Nhiều nơi coi CCHC là nhiệm vụ của chỉ huy và cơ quan tham mưu, dẫn tới sự phối hợp, hiệp đồng khơng thống nhất, chặt chẽ, từ đó làm hạn chế việc phát huy vai trò của CCHC quân sự trong nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS.

Về phía cán bộ, chiến sĩ, một bộ phận không nhỏ hiểu biết thiên lệch về CCHC như: chỉ nhấn mạnh cải cách thủ tục hành chính, nên dẫn đến hiểu biết không đầy đủ nội dung CCHC được thực hiện ở cấp mình, khơng thấy được vai trị tác động của các nội dung CCHC đến phát huy quyền làm chủ của quân nhân trên các lĩnh vực hoạt động.

- Hai là, những hạn chế, yếu kém trong thực hiện CCHC quân sự trở

thành lực cản, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực hiện dân chủ ở các ĐVCS có nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện CCHC quân sự cũng như thực hiện dân chủ trong các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và đội ngũ cán bộ.

Có nhiều cấp uỷ đảng, chỉ huy chưa thật sự coi trọng thực hiện CCHC trong hoạt động chỉ huy, quản lý, điều hành ở ĐVCS. Biểu hiện ở việc chấp hành và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên về CCHC chưa triệt để, triển khai chậm, quán triệt chưa đầy đủ hoặc khi triển khai thường giao cho cơ quan thực hiện nhưng lại ít kiểm tra, đơn đốc… dẫn đến tình trạng, văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về CCHC đến các đơn vị triển khai thực hiện chưa nghiêm túc. Do đó, hiệu quả phát huy vai trò của CCHC trong nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS còn ở mức độ.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trị của CCHC, nhiều ĐVCS chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phương thức hoạt động của tổ chức đảng với phương thức hoạt động của tổ chức chỉ huy. Hiện tượng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, lề thói làm việc quan liêu, gia trưởng, dân chủ hình thức, thiếu cơng khai, minh bạch trong lãnh đạo, chỉ đạo ở một số cấp uỷ đảng, chỉ huy đơn vị chưa được khắc phục triệt để.

Biểu hiện rõ nét nhất thực trạng trên là ở các lĩnh vực như: tài chính, sử dụng quỹ vốn, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công tác cán bộ, cơng tác chính sách… Vai trị kiểm tra, giám sát của cấp uỷ đảng còn hạn chế, ngại đấu tranh, dĩ hoà vi quý, phương thức lãnh đạo trong CCHC và thực hiện dân chủ còn nặng về chỉ thị, nghị quyết, văn bản. Những hiện tượng đó kéo dài, dẫn đến tình

trạng tham nhũng, lạm quyền, chồng chéo giữa phương thức hoạt động của cấp ủy đảng với phương thức hoạt động của chỉ huy, làm cho hoạt động các tổ chức này rơi vào tình trạng thụ động, ỷ lại, hình thức hố, vơ hiệu hóa bởi một số cá nhân suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Nhiều ĐVCS do năng lực của cấp uỷ đảng, chỉ huy, cơ quan và cán bộ kiến thức về quản lý HCNN còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình triển khai xây dựng và thực hiện các nội dung, biện pháp phát huy vai trò của CCHC gắn với thực hiện dân chủ.

Chỉ đạo cải cách hành chính cịn chậm. Cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn chồng chéo, phát hiện khuyết điểm và đề xuất các biện pháp khắc phục chưa kiên quyết và kịp thời. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng, công tác tổ chức với hướng dẫn hành động và công tác rèn luyện bộ đội; nắm, phân tích, đánh giá và giải quyết tư tưởng bộ đội còn giản đơn, thụ động. [71, tr.4].

Chỉ đạo thực hiện CCHC của cấp ủy, chỉ huy trung đoàn đối với các cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, nặng về mệnh lệnh, chỉ thị, chậm sửa đổi, thay thế, loại bỏ những văn bản, chỉ thị, quyết định khơng cịn phù hợp và đã hết hiệu lực theo quy định của pháp luật. Việc ban hành văn bản, chỉ thị, quy định còn chồng chéo, thiếu thống nhất, vận dụng không đúng điều lệnh, điều lệ quân đội, pháp luật nhà nước, thậm chí có quyết định của chỉ huy ĐVCS khơng đúng quy định của pháp luật. Ví dụ: Chỉ thị 25 của Tổng Tham mưu trưởng về cấm một số đối tượng không được mang xe máy lên đơn vị để sử dụng, nhưng khi triển khai ở một số đơn vị, người chỉ huy lại ra quy định cấm sĩ quan cấp uý sử dụng xe máy ở mọi lúc, mọi nơi hoặc có đơn vị cấm sĩ quan cấp uý, quân nhân chuyên nghiệp sử dụng điện thoại di động, có đơn vị giải quyết chế độ ngày nghỉ của sĩ quan còn vi phạm quy định v.v..

Chất lượng đội ngũ cán bộ ở các ĐVCS còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý và huấn luyện bộ đội, nhất là đội ngũ cán bộ cấp phân đội. “Kế hoạch đào tạo cán bộ chưa đáp ứng với nhu cầu số lượng, chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ cán bộ cơ sở được đào tạo cơ bản cịn thiếu và yếu” [60, tr.7].

Tình trạng dư thừa biên chế cán bộ cơ quan trung đoàn, thiều cán bộ cấp tiểu đoàn, đại đội đang là một thực tế ở các ĐVCS hiện nay. Nhiều sĩ quan quá niên hạn thăng quân hàm do khơng có “trần” hoặc do q tuổi quy hoạch cán bộ… Qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp cho thấy, số sĩ quan này đều có tâm trạng băn khăn, lo lắng đến sự phát triển của mình, làm việc cầm chừng, cho đủ năm đủ tháng để nghỉ hưu. Đây là một thực tế đang tồn tại ở hầu hết các ĐVCS trong quân đội ta hiện nay. Thực trạng trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do tác động của quá trình chấn chỉnh tổ chức biên chế của quân đội và trực tiếp là việc thực hiện Luật Sĩ quan trong quân đội. Giải quyết thực tế đó là một vấn đề lâu dài liên quan đến chính sách xã hội ở tầm vĩ mơ nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp đến đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở, đến lợi ích và quyền dân chủ của khơng ít sĩ quan ở ĐVCS quân đội.

Ba là, những hạn chế, khuyết điểm về thực trạng vai trò của CCHC với

chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS quân đội còn bắt nguồn từ nguyên nhân và những điều kiện khách quan chi phối.

- Kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập đã làm xuất hiện những nhu cầu mới trong suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở. Nhiều khó khăn, thử thách mới nảy sinh trong quá trình thực hiện cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng cơng tác cán bộ, cải cách tài chính theo mục tiêu, yêu cầu mở rộng và phát huy dân chủ. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ở ĐVCS quân đội lại thiếu kinh nghiệm, lãnh đạo, chỉ huy, điều hành cịn mang tính mệnh lệnh áp đặt, chưa có những biện pháp và hình thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch CCHC quân sự và QCDC ở ĐVCS trong QĐND Việt Nam là một vấn đề lớn, phức tạp, phải có thời gian và các điều kiện đảm bảo cho công tác này được thực thi. Nội dung của CCHC quân sự và thực hiện dân chủ ở ĐVCS hiện tại đang còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, hồn chỉnh. Mặt khác, về phía cấp trên cơ sở cũng khơng ít lúng túng trong xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn triển khai, chưa thực sự bám sát

cơ sở để phát hiện những vấn đề nảy sinh để bổ sung, hoàn thiện các nội dung, biện pháp thực hiện nhằm phát huy vai trò của CCHC trong nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ và QCDC ở các ĐVCS trong quân đội.

- Việc thực hiện CCHC quân sự và QCDC ở các ĐVCS trong điều kiện các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản, hướng dẫn của cấp trên đến cơ sở nhiều. Trình độ nhận thức, điều kiện cơ sở vật chất, thông tin, ngân sách đầu tư cho cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoạt động của ĐVCS làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu. Trong khi đó, một số vấn đề lý luận và thực tiễn như: thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của chỉ huy với yêu cầu bí mật quân sự; đẩy mạnh CCHC quân sự gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở; vai trị, vị trí, quyền hạn của cấp ủy, chỉ huy ở cơ sở, chế độ phụ cấp, quân hàm của cán bộ; hiệu lực pháp lý các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, quy định khi thực hiện kế hoạch CCHC quân sự của Bộ Quốc phịng và qn khu, qn đồn v.v.. Những vấn đề đó cịn phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ sung và hồn thiện.

- Cơng tác tun truyền giáo dục về dân chủ, pháp luật, đạo đức, lối sống còn mất cân đối với các nội dung khác. Các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí chưa có hướng dẫn “đủ liều lượng”, thậm chí có đơn vị cịn bị cắt giảm số đầu báo cấp cho đại đội, tiểu đồn. Thơng tin tun truyền về đường lối, chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và quân đội chưa được cập nhật thường xuyên… nên gây khó khăn khơng nhỏ đến việc định hướng cho cán bộ, chiến sĩ chọn lọc, tiếp nhận thông tin.

- Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho thực hiện CCHC quân sự ở các ĐVCS quân đội còn nhiều hạn chế, bất cập. Hiện nay, kinh phí đảm bảo cho CCHC của các ĐVCS chưa có hoặc nếu có cũng rất ít và không thường xuyên; trang bị, phương tiện hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ huy, điều hành về cơ bản chưa được đầu tư đồng bộ. Điều kiện sinh hoạt, học tập, huấn luyện, công tác… của cán bộ, chiến sĩ ở cơ sở mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực, song ở một số đơn vị cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là những đơn vị đóng quân ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, vi phạm dân chủ trong xã hội và ở một bộ phận cán bộ, đảng viên, quân nhân trong quân đội chưa bị xử lý nghiêm minh, tệ nạn xã hội còn xảy ra ở nhiều nơi, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật chưa nghiêm. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết triệt để, lối sống thực dụng, buông thả, coi trọng đồng tiền, phản văn hóa, suy thối phẩm chất, đạo đức, lối sống đang tồn tại ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và thanh niên… Những hiện tượng đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi tổ chức và quân nhân ở ĐVCS, làm cho một bộ phận cán bộ, chiến sĩ mất phương hướng, thiếu niềm tin vào tổ chức, quân đội và chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả phát huy vai trò của CCHC quân sự trong thực hiện dân chủ và QCDC ở ĐVCS.

- Cuộc cách mạng công nghệ và thông tin đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế - xã hội, làm thay đổi các quan niệm và chuẩn mực ứng xử của xã hội công dân. Đối với quân đội, cán bộ, chiến sĩ có nhiều kênh khác nhau để thu nhận thơng tin, do đó họ biết nhiều hơn về quân đội và nhà nước của mình, quân đội và nhà nước bên ngồi, từ đó họ có thể đối chiếu và so sánh. Thơng tin và truyền thông đang làm gia tăng cơ hội lựa chọn quan điểm chính trị cũng như thái độ ứng xử của mỗi quân nhân, những hiện tượng độc tôn tư tưởng, can thiệp thô bạo, vi phạm quyền công dân… nhanh chóng bị phát hiện và bị cơng luận lên án.

- Sự mở rộng các vấn đề toàn cầu ra ngoài phạm vi quốc gia dân tộc, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho chính phủ các nước phương Tây tiến hành can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam với lý do: bảo vệ quyền lợi công dân, bảo vệ môi trường dân chủ bên ngoài lãnh thổ. Chiêu bài lợi dụng “tự do”, “dân chủ”,

“nhân quyền”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trong chiến lược “diễn biến hịa

bình” mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang sử dụng để chống phá cách mạng Việt Nam và quân đội ta là một minh chứng cụ thể.

Trên đây là những ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân thực trạng vai trò của CCHC quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở ĐVCS bộ binh những năm qua. Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân, không chỉ dừng lại ở việc tổng

kết, đánh giá mà vấn đề thực tiễn quan trọng là cần xác định đúng đắn những vấn đề đặt ra hiện nay cần phải giải quyết trong cả nhận thức và thực tiễn phát huy vai trò của CCHC quân sự trong tiến trình thực hiện dân chủ ở ĐVCS quân đội. Từ đó, xác định phương hướng, giải pháp phát huy vai trị của CCHC qn sự góp phần nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở các ĐVCS quân đội, làm cho các giá trị dân chủ XHCN đi vào cuộc sống hàng ngày ở ĐVCS. Thông qua CCHC để cán bộ, chiến sĩ cảm nhận được CCHC thực sự là phương tiện, biện pháp hữu hiệu cụ thể hóa và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trong cuộc sống và cơng tác. Đó vừa là yêu cầu thực tiễn khách quan của tiến trình dân chủ hố xã hội vừa là nhiệm vụ đặt ra không

Một phần của tài liệu vai trò cải cách hành chính quân sự với chất lượng thực hiện dân chủ ở đơn vị cơ sở QĐNDVN (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)