Giải pháp nâng cao tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 89 - 93)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

3.2.3 Giải pháp nâng cao tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

thu được từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, chi phí thực hiện từ hoạt động kinh doanh thẻ, có kế hoạch tăng trưởng thẻ, POS, doanh số thanh toán để thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với từng phòng để có cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện.

- Giao kế hoạch nợ quá hạn, nợ xấu trong năm đối với các phòng trong chi nhánh. Hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của thẻ tín dụng toàn chi nhánh đang chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2019 là 6,5% tổng dư nợ của thẻ TDQT. Việc tiếp tục phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu sẽ làm giảm chất lượng nợ của thẻ TQDT. Vì vậy, việc giao kế hoạch tỷ lệ nợ xấu tại các phòng trong chi nhánh là một chỉ tiêu kế hoạch cần thực hiện để các phòng có các giải pháp hạn chế rủi ro từ nợ quá hạn đối với các khách hàng.

3.2.3 Giải pháp nâng cao tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tíndụng quốc tế dụng quốc tế

- Phân công cụ thể nhiệm vụ của tổ thẻ chuyên trách và phối hợp với các phòng ban trong quá trình kinh doanh thẻ:

Do có sự chuyên trách về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế, tổ thẻ giống như một bộ phận tách rời để hoạt động theo mảng kinh doanh. Khi thực hiện tổ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ, cần có quy chế thực hiện của tổ thẻ và việc phối hợp với các phòng của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh.

hiện hoạt động kinh doanh đối với thẻ tín dụng của toàn chi nhánh. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: Tăng trưởng số lượng thẻ phát hành (chỉ tính đối với các thẻ đã phát sinh doanh số thanh toán); Tăng trưởng doanh số thanh toán của POS; tăng trưởng số lượng POS, đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ; giao kế hoạch thu phí thuần từ hoạt động kinh doanh thẻ.

Tổ thẻ là phòng thực hiện thẩm định và phát hành toàn bộ thẻ của chi nhánh, các phòng khách hàng, phòng giao dịch sẽ thực hiện giới thiệu các sản phẩm của thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng, thu thập hồ sơ cần thiết nếu khách hàng có nhu cầu phát hành thẻ.

Tổ thẻ thực hiện quản lý trực tiếp các đơn vị chấp nhận thanh toán, vì vậy sẽ quản lý các POS và thực hiện toàn bộ các kế hoạch phát triển số lượng và doanh số thanh toán.

Trên cơ sở giao kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế của chi nhánh đối với các phòng, Ban lãnh đạo chi nhánh triển khai kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế, trong đó tổ thẻ trực thuộc phòng Bán lẻ sẽ thực hiện chính hoạt động kinh doanh, các phòng khách hàng, phòng giao dịch phối hợp để thực hiện. Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm đối với hoạt động kinh doanh thẻ.

- Triển khai cụ thể thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ với việc tổ thẻ có các giải pháp thực hiện cho toàn chi nhánh:

+ Đánh giá lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam so với các ngân hàng khác: Hiện tại so sánh trên thị trường, sản phẩm thẻ của các tổ chức tín dụng có tính năng tương đồng, có sự khác biệt ít trong tính năng sản phẩm. Điểm lợi thế so sánh được khách hàng đánh giá và quan tâm chủ yếu đến liên kết thẻ với các đơn vị trong thanh toán để có các chương trình ưu đãi với các chủ thẻ. Các sản phẩm thẻ đều được phân hạng khách hàng theo nhu cầu khách hàng và quản lý khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Vì vậy, có một số điểm khác biệt về tính năng thẻ theo hạng khách hàng và các chăm sóc đối với khách hàng sử dụng. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ các chương trình ưu đãi và tăng trưởng đối với các khách hàng phổ thông, là các khách hàng có

thu nhập trung bình nhưng có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên.

+ Duy trì khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, khách hàng đang ký hợp đồng liên kết và tăng trưởng thị phần của NHCT với khách hàng: Thường xuyên đánh giá lại các khách hàng thẻ tín dụng quốc tế, các đơn vị chấp nhận thanh toán, doanh số phát sinh của các POS hiện tại. Sau khi đánh giá chung về khách hàng, thực hiện làm việc với các đơn vị chấp nhận thanh toán có doanh số phát sinh thấp để hỗ trợ tăng doanh số thanh toán trong các tháng tiếp theo. Đối với các thẻ tín dụng quốc tế đã phát hành nhưng ít phát sinh doanh số, thực hiện liên hệ truyền thông đến khách hàng các chương trình ưu đãi với các đơn vị liên kết, các chương trình tích lũy điểm, các ưu đãi về thẻ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong từng thời kỳ.

+ Tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế trên cơ sở khách hàng hiện hữu tại chi nhánh: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ sở hữu một lượng lớn khách hàng tiền gửi và khách hàng tiền vay. Tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm chỉ chiếm 15% số lượng khách hàng. Khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại chi nhánh chiếm tỷ lệ chưa đến 10% số lượng khách hàng hiện hữu. Vì vậy, đây là nguồn khách hàng lớn để tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế. Các khách hàng được hướng đến gồm:

 Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam  Khách hàng chi lương

 Khách hàng tiền gửi  Khách hàng tiền vay

+ Xác định các phân khúc khách hàng: Khách hàng thông thường, khách hàng ưu tiên để có định hướng tăng trưởng quy mô tăng phù hợp. Việc xác định phân khúc khách hàng để tính toán hiệu quả kinh doanh đối với từng hạng thẻ tín dụng quốc tế. Tập trung khách hàng có chất lượng và khả năng tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ.

+ Mục tiêu Tăng trưởng đơn vị chấp nhận thẻ: Đánh giá các đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn, đánh giá lợi thế các ngân hàng trên địa bàn để có các biện

pháp cạnh tranh, thu hút các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ký hợp đồng với chi nhánh.

- Thực hiện công tác marketing trong hoạt động kinh doanh thẻ:

Thẻ tín dụng quốc tế hiện đang trở nên thông dụng đối với nhiều khách hàng. Tuy nhiên, thói quen thanh toán tiền mặt vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn đối với người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển kinh tế cùng với công nghệ thông tin lớn trong những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến xu hương tiêu dùng của người dân. Vì vậy, đã phát triển nhiều điểm thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, các cửa hàng, các siêu thị để thuận tiện cho khách hàng. Việc truyền thông thẻ tín dụng và sự thuận tiện trong thanh toán thẻ sẽ tăng nhu cầu thanh toán đối với khách hàng.

 Truyền thông thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thông qua việc tổ chức các hội thảo kinh doanh thẻ và các sản phẩm dịch vụ tại các đơn vị chi lương. Thực hiện liên kết chặt chẽ với các đơn vị chi lương trong thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ. Đây là nguồn khách hàng lớn để tăng trưởng thẻ tín dụng quốc tế với các thông tin đầy đủ từ các đơn vị chi lương.

 Thực hiện các quảng cáo thông qua tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng đến các khách hàng đến giao dịch tại các quầy giao dịch của chi nhánh.

 Thực hiện thường xuyên công tác chăm sóc khách hàng và ghi nhận ý kiến khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm.

 Đối với các khách hàng ưu tiên của chi nhánh, thường xuyên truyền thông các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng thông qua việc thực hiện phát hành thẻ tín dụng quốc tế miễn phí, thẻ tín dụng cùng với thẻ khách hàng ưu tiên và hướng dẫn khách hàng sử dụng.

 Truyền thông các thông tin về các sản phẩm, các đơn vị liên kết, các ưu điểm của thanh toán thẻ tín dụng và thúc đẩy khách hàng thanh toán thẻ.

- Đào tạo cán bộ theo từng bộ phận và đánh giá theo trình độ chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ của chi nhánh

+ Đối với bộ phận kế toán giao dịch: các giao dịch viên phải được đào tạo đầy đủ các sản phẩm, cập nhật thường xuyên các chương trình và điều kiện phát

hành thẻ tín dụng để tư vấn cho các khách hàng.

+ Đối với các bộ quan hệ khách hàng: Thực hiện đào tạo các sản phẩm dịch vụ, nắm bắt quy trình nghiệp vụ thẻ đầy đủ, các sản phẩm thẻ, của các chương trình đang áp dụng để truyền thông đến các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng đang sử dụng tiền vay để tăng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ.

+ Phân khúc các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ và có các sản phẩm phù hợp, các ưu đãi riêng đối với từng hạng khách hàng.

+ Tổ thẻ thường xuyên cập nhật và hiểu rõ quy trình nghiệp vụ thẻ, nâng cao trình độ thẩm định, giảm thiểu sai xót tác nghiệp trên hệ thống, hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 89 - 93)