Điểm hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 74 - 76)

PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU MỐI BÁN LẺ

2.4.2.Điểm hạn chế

2.4.2.1 Hạn chế trong lập kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế:

- Đối với chỉ tiêu thu phí hoạt động kinh doanh thẻ và doanh số thanh toán thẻ chưa phân tách và giao chi tiết đến các phòng. Hiện tại các chỉ tiêu tăng trưởng số lượng thẻ, chỉ tiêu tăng trưởng POS tại các phòng nhưng chưa đánh giá được hiệu quả cụ thể của tăng trưởng các kế hoạch này. Vì vậy ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả chung của chi nhánh.

- Đối với chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu chưa giao kế hoạch đến các phòng, hiện tại mới đang giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu đã phát sinh. Giao chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu theo tỷ lệ quy định của NHCT hàng năm (đối với hoạt động kinh doanh chung không quá 1% cho toàn hệ thống). Tại chi nhánh căn cứ vào thực tế nợ quá hạn, nợ xấu đã phát sinh hàng năm, cần giao cụ thể kế hoạch nợ xấu nợ quá hạn không vượt quá tỷ lệ của chi nhánh thời điểm trước giao kế hoạch.

2.4.2.2 Hạn chế trong tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

- Trong phân công nhiệm vụ:

+ Tuy có sự phân công trách nhiệm và nhiệm vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế đến các phòng ban trong chi nhánh, nhưng chưa có sự sự thống nhất và hỗ trợ nhau từ các phòng của chi nhánh trong quá trình thực hiện phát triển kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế.

+ Các phòng khách hàng và phòng dịch vụ khách hàng quản lý nhiều khách hàng tiềm năng và các khách hàng VIP có khả năng sử dụng nhiều các sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên các cán bộ tại các phòng này chưa khai thác được hết tiềm năng phát triển sản phẩm thẻ TDQT từ các khách hàng. Chi nhánh chưa phân công phối hợp giữa các phòng khách hàng để cùng hỗ trợ và hoàn thành kế hoạch kinh doanh chung của chi nhánh.

nhiên cán bộ thực hiện kiêm nhiệm các nhiệm vụ hoạt động kinh doanh chung, không có sự chuyên biệt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung.

+ Cán bộ kiêm nhiệm công tác xử lý nợ, cán bộ yếu về kiến thức pháp luật, các tình huống xử lý nợ, thời gian xử lý nợ ảnh hưởng nhiều đến thời gian thực hiện các kế hoạch kinh doanh chung. Vì vậy kết quả xử lý nợ và thu hồi nợ chưa đạt được kết quả tốt.

- Công tác đào tạo:

+ Chưa thực hiện đánh giá kết quả trước và sau đào tạo cán bộ trong thực hiện kinh doanh. Vì vậy mặc dù được đào tạo thường xuyên nhưng trình độ chuyên môn cán bộ chưa được nâng cao.

+ Đào tạo tại chi nhánh còn hạn chế do chưa có bộ phận chuyên biệt về thẻ tín dụng quốc tế tại chi nhánh, các cán bộ chưa có đầy đủ các kiến thức về nghiệp vụ thẻ và còn làm theo kinh nghiệm.

- Công tác truyền thông:

+ Do cán bộ còn chưa nắm bắt đầy đủ các sản phẩm, vì vậy chưa thực hiện được tốt công tác truyền thông và giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng.

+ Công tác teleseller chưa phát huy được hiệu quả để giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng. Do các cán bộ tại chi nhánh kiêm nhiệm thực hiện nhiều công việc, không làm hết quá trình teleseller đến khách hàng.

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh:

+ Chưa có sự đánh giá tình hình thực hiện và giải pháp cụ thể cho từng phòng trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thẻ TDQT.

+ Hoạt động kinh doanh thẻ chưa đánh giá hiệu quả kinh doanh do chỉ tiêu phí thuần từ hoạt động chưa được giao đến các phòng.

+ Chi nhánh chưa có định hướng cụ thể phát triển và các giải pháp hạn chế phát sinh nợ quá hạn trong định hướng mục tiêu kinh doanh.

- Tạo động lực:

cán bộ, phòng ban trong tăng trưởng hoạt động kinh doanh thẻ TDQT.

2.4.2.3 Hạn chế trong kiểm soát thực hiện kế hoạch kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

- Kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế: + Trên cơ sở các báo cáo kết quả định kỳ thực hiện kế hoạch kinh doanh đã được tổng hợp và báo cáo định kỳ, kết quả thực hiện chi tiết từng chỉ tiêu nhưng chưa đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng phòng.

+ Các báo cáo chưa nêu được nguyên nhân các chỉ tiêu kế hoạch chưa được thực hiện, các khó khăn và vướng mắc đề xuất giải pháp để tháo gỡ và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.

+ Đối với thu hồi nợ xấu chưa có các giải pháp và biện pháp kết hợp với các đơn vị chi lương để thực hiện thu hồi nợ xấu.

+ Kết quả kinh doanh chưa đánh giá chi tiết đến từng cán bộ để có động lực cho cán bộ thực hiện.

- Kiểm soát thực hiện quy trình nghiệp vụ, thẩm định hồ sơ:

+ Chưa có các công tác tự kiểm tra rà soát hồ sơ định kỳ để kịp thời phát hiện ra sai xót trong hồ sơ. Hiện tại chi nhánh chỉ đang dựa trên số liệu hàng tháng từ bộ phận kiểm tra gửi về để rà soát lại.

+ Chi nhánh chưa có định hướng cụ thể về việc hạn mức thẻ TDQT có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản khi giao chỉ tiêu hoạt động kinh doanh.

- Kiểm soát chi phí thực hiện kế hoạch kinh doanh:

+ Trong công tác giao kế hoạch chưa giao chỉ tiêu chi phí và hiệu quả đối với hoạt đông kinh doanh thẻ TDQT vì vậy chưa phân bổ chi phí và kiểm soát được chi phí hoạt động của từng phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các chi phí công tác truyền thông, các tỏ rơi và các ấn phẩm quảng cáo sản phẩm sử dụng tại các phòng ban chưa được kiểm soát làm tăng các chi phí hoạt động.

- Kiểm soát công tác đạo tạo: Ban lãnh đạo chi nhánh chưa có các biện pháp rà soát và đánh giá công tác đào tạo cán bộ, vì vậy chất lượng cán bộ sau đào tạo chưa được nâng cao để đáp ứng yêu cầu công việc.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 74 - 76)