Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 - 29)

quốc tế tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần

- Thói quen sử dụng tiền mặt tại Việt Nam: Việt Nam hiện là nước còn mức độ sử dụng tiền mặt cao so với các nước trên thế giới. Do mức thu nhập của người dân chưa cao, việc thanh toán thẻ tín dụng quốc tế chỉ đang được sử dụng chủ yếu tại các đô thị lớn. Việc phát triển sản phẩm thẻ TDQT và các công cụ hỗ trợ tại các điểm chấp nhận thanh toán chưa được người dân đón nhận nhiều.

- Hội nhập kinh tế: Hiện tại việc hội nhập kinh tế và phát triển thương mại đến các nước trên thế giới của Việt Nam đã được đánh giá tốt trong những năm gần đây. Thương mại điện tử được phát triển lớn theo các kênh thanh toán và giao dịch thanh toán trên mạng. Tuy nhiên tính pháp lý trong kiểm soát chưa được chặt chẽ.

- Phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước: Thẻ tín dụng quốc tế là hình thức thanh toán hiện đại, dựa nhiều vào trình độ khoa học kỹ thuật để phát triển kênh thanh toán và mức độ an toàn với các sản phẩm thẻ.

- Các khách hàng có xu hướng so sánh và cần tìm các sản phẩm thẻ TDQT phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, lựa chọn các chi nhánh ngân hàng thuận tiện đối với các giao dịch đang sử dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng đang được cơ quan quản lý thu nhập quan hệ. Các khách hàng có thể gặp rủi ro trong tài chính ảnh hưởng đến khả năng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đã chi tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng thu hồi của các chi nhánh ngân hàng.

- Các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn có sự cạnh tranh lớn trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT, vì vậy sẽ có các chính sách ưu đãi kết hợp các sản phẩm để

thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ.

- Ngân hàng hội sở thường có sự thay đổi về phát triển sản phẩm trong từng thời kỳ, thay đổi định hướng phát triển kinh doanh thẻ phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống, vì vậy sẽ tác động ảnh hưởng đến các chi nhánh khi đang triển khai hoạt động kinh doanh thẻ TDQT. Nâng cấp công nghệ thông tin trong phát triển thẻ TDQT, trang cấp hệ thống các thiết bị hỗ trợ thanh toán và mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán sẽ tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ. Chính sách bảo mật và hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ thường xuyên được khách hàng quan tâm và đánh giá việc lựa chọn ngân hàng.

- Chính sách ngân hàng nhà nước: theo định hướng phát triển chung của từng địa bàn, ngân hàng nhà nước có vai trò định hướng phát triển cho các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn và có các chính sách áp dụng phù hợp. Vì vậy, các chính sách điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung và hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế như chính sách phí sử dụng liên ngân hàng, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, phát triển mạng lưới hoạt động của các chi nhánh ngân hàng….

- Các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế: có nhiều các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế liên kết với các ngân hàng để phát triển thanh toán thẻ. Các tổ chức thẻ có thiết lập các mạng lưới rộng lớn để thuận tiện khách hàng trong thanh toán sẽ thúc đẩy việc sử dụng thanh toán thẻ. Chính sách phí của các tổ chức thẻ với các ngân hàng ảnh hưởng đến việc ngân hàng áp dụng phí cho khách hàng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 27 - 29)