Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 95 - 99)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

3.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

- Về quy trình nghiệp vụ:

+ Về thực hiện quy trình: Hiện nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã có các văn bản quy trình nghiệp vụ của hoạt động thẻ tín dụng quốc tế để hướng dẫn các chi nhánh trong quá trình kinh doanh. Các văn bản đã cụ thể về vận hành và trách nhiệm thực hiện đối với từng bộ phận. Tuy nhiên, tại các chi nhánh chưa có sự thống nhất về các bộ phận trong hoạt kinh doanh thẻ do quy mô của từng chi nhánh khác nhau. Tại các chi nhánh có sự vận dụng quy trình để phù hợp với tổ chức hoạt động theo từng chi nhánh theo quy mô của tổ thẻ, phòng thẻ, hoặc các bộ phận tại các phòng. Vì vậy, các bộ phận chưa thực hiện đúng đầy đủ các chức năng quy trình nghiệp vụ, kiêm nhiệm các vị trí do không đủ nhân sự tại các chi nhánh, xảy ra các sai xót rủi ro trong hoạt động. Một số hoạt động rủi ro có thể xảy ra như: cán bộ kiêm nhiệm cán bộ phát hành thẻ tín dụng quốc tế, lợi dụng thực hiện tác

nghiệp trên hệ thống để trục lợi do được cấp các mã sử dụng của hệ thống kế toán và hệ thống thẻ tín dụng quốc tế; rủi ro khi cán bộ bỏ qua các bước thực hiện quy trình, gây ra các sai xót về hồ sơ và tính pháp lý của hồ sơ thực hiện. Vì vậy, kiến nghị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thế đối với chi nhánh theo các mô hình hoạt động để có sự thống nhất trong thực hiện quy trình, giảm thiểu các sai xót và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế.

+ Về các văn bản chế độ: Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế liên quan đến các nghiệp vụ tiền vay, nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ thẻ, vì vậy có nhiều các văn bản hướng dẫn và quy trình thực hiện. Ngoài ra, các văn bản thường xuyên có sự thay đổi để phù hợp trong thực tiễn hoạt động và cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng. Các cán bộ thường xuyên phải cập nhật nhiều các văn bản, quy trình thực hiện. Vì vậy kiến nghị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam khi có các văn bản sửa đổi cần có sự tổng hợp lại các văn bản trước hoặc ban hàng lại văn bản mới để các cán bộ thuận tiện trong tra cứu văn bản, cập nhật đầy các quy trình trong quá trình thực hiện.

+ Về quy trình xử lý các khoản phải thu khó đòi đối hoạt động kinh doanh thẻ: Hiện tại về quy trình xử lý các khoản phải thu khó đòi của thẻ chưa được cụ thể riêng theo văn bản hướng dẫn để các chi nhánh thuận tiện trong thực hiện. Vì vậy kiến nghị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam xem xét có quy trình xử lý các khoản nợ khó đòi đối với hoạt động kinh doanh thẻ trong thời gian tới.

- Về sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế: Các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đang bị cạnh tranh lớn với các tổ chức tín dụng về sự đa dạng các loại thẻ, các công ty liên kết, tính năng sử dụng. Chưa có sự khác biệt nhiều để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các chi nhánh trong truyền thông sản phẩm đến khách hàng. Đề nghị Trung tâm thẻ của NHCT phát triển thêm các sản phẩm thẻ có nhiều tính năng, nâng cao tiện ích trong sản phẩm thẻ tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm có tính ưu việt, liên kết với các thẻ khác và tài khoản thanh toán khác để giảm số lượng thẻ, số lượng tài khoản khách hàng quản lý khi sử dụng sản phẩm dịch vụ NHCT. Nâng cao

tiện ích của thẻ trên kênh ngân hàng điện tử để khách hàng thuận tiện trong theo dõi hoạt động thẻ tín dụng quốc tế.

- Về công nghệ:

+ Nâng cao tính bảo mật đối với thẻ tín dụng và các thiết bị thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thẻ. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được đánh giá là một trong các ngân hàng có tính bảo mật cao trong hoạt động kinh doanh thẻ tí dụng quốc tế và ít xảy ra rủi ro trong hoạt động thẻ. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ ngày càng lớn và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhu cầu thanh toán của người dân ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì vậy việc nâng cao dữ liệu bảo mật thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cần được tiếp tục chú trọng hơn nữa để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và chi nhánh trong hoạt động.

+ Hiện nay hệ thống quản lý và phát hành thẻ tín dụng quốc tế đang hoạt động riêng biệt không kết nói với hệ thống quản lý chung. Khó khăn cho chi nhánh theo dõi và khai thác thông tin chung khách hàng. Các cán bộ mất thêm thời gian để tác nghiệp khách hàng trên 2 hệ thống để phát hành thẻ của khách hàng.

+ Hoạt động thẻ tín dụng quốc tế cũng là một trong những sản phẩm cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tuy nhiên hiện tại trên hệ thống chưa có các báo cáo kịp thời về việc khách hàng chậm thanh toán để cán bộ theo dõi và đôn đốc khách hàng trong thực hiện thanh toán, giảm thiểu các phát sinh quá hạn đối với hoạt động thẻ. Hiện tại các cán bộ đang theo dõi thủ công hoạt động thanh toán đến hạn của khách hàng, các báo cáo chỉ gửi thông tin về khi khách hàng đã phát sinh quá hạn.

Đề nghị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục phát triển nâng cấp hệ thống, liên kết hệ thống thẻ với các hệ thống chung của NHCT để giảm thời gian tác nghiệp trên hệ thống của cán bộ, thuận tiện cho cán bộ khai thác thông tin, theo dõi và quản lý khách hàng. Phát triển thêm các tính năng báo cáo đến hạn thanh toán của khách hàng như đối với các khoản cấp tín dung trước 7 ngày hiện nay để cán bộ chủ động trong công tác thu hồi nợ đến hạn thanh toán của khách hàng. Giảm thời gian theo dõi thủ công của cán bộ, phát triển thêm hoạt

động kinh doanh.

+ Đối với các thiết bị hỗ trợ thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thanh toán: Hiện tại chi nhánh đang mở rộng các điểm chấp nhận thanh toán để tăng cường khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tuy nhiên, chi nhánh chưa được trang cấp thiết bị hỗ trợ thanh toán kịp thời (các POS) để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Kiến nghị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam khi giao doanh số tăng trưởng hoạt động cần tính đến các thiết bị hỗ trợ chi nhánh để chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh. - Về công tác truyền thông, marketing: Do sự cạnh tranh lớn với các tổ chức tín dụng, việc thường xuyên truyền thông và giới thiệu các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tạo sự thân thiện các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng.

Tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thông qua trang web của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Có các hướng dẫn về sử dụng sản phẩm và các chương trình liên kết và ưu đãi thẻ tín dụng chung của hệ thống, phân phối thường xuyên đến các chi nhánh, thực hiện tại các quầy giao dich gửi đến khách hàng. Việc này tạo điều kiện thuận lợi giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng thẻ tín dụng của NHCT.

Hoạt động thẻ tín dụng quốc tế mới được triển khai nhiều trong những năm gần đây và khách hàng đã bắt đầu sử dụng nhiều do thuận tiện trong thanh toán. Việc truyền thông thường xuyên về thẻ tín dụng quốc tế đến khách hàng tạo lợi thế cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cạnh tranh trên thị trường.

- Về đào tạo cán bộ: Công tác đào tạo quy trình nghiệp vụ và các sản phẩm mới đến cho các cán bộ tại chi nhánh có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế. Các cán bộ tại chi nhánh thường là các cán bộ kiêm nhiệm nhiều vị trí trong hoạt động kinh doanh. Các cán bộ có thời gian luân chuyển định theo quy định, vì vậy việc thường xuyên tổ chức đào tạo cho các cán bộ chi nhánh sẽ giúp các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn để thực hiện tốt công tác kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế.

Đề nghị Trung tâm thẻ thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, các tài liệu đào tạo hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế đến các chi nhánh, giúp cán bộ chi nhánh nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Về hỗ trợ chi nhánh:

+ Chi nhánh đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, vì vậy cần sự hỗ trợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Chi nhánh chỉ có 01 cán bộ điện toán, chưa có nghiệp vụ chuyên sâu đối với các máy móc thiết bị. Vì vậy chưa có các khả năng thực hiện tốt công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị. Việc sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị sẽ giúp chi nhánh nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn. Đề nghị Trung tâm thẻ là đơn vị quản lý chính trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thường xuyên hỗ trợ chi nhánh kịp thời việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị.

+ Hiện tại chi nhánh đang theo dõi thủ công các số liệu thẻ tín dụng quốc tế, chưa có báo cáo khai thác hàng ngày trên hệ thống để cập nhật kết quả thực hiện. Vì vậy có độ trễ trong việc triển khai hoạt động kinh doanh. Đề nghị Trung tâm thẻ có các báo cáo hỗ trợ chi nhánh các số lượng thẻ phát hành kịp thời, giảm thời gian theo dõi thủ công, chi nhánh kịp thời thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh doanh để hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh được giao.

+ Đối với các chi phí hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế: Để cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn về hoạt động kinh doanh, cần có các chính sách ưu đãi khách hàng trong từng thời kỳ. Việc ưu đãi phí cho các khách hàng là các đơn vị chấp nhận thanh toán không thuộc thẩm quyền của các chi nhánh. Trung tâm thẻ cần tính toán mức lợi ích phù hợp và có các đề xuất chính sách phí cho các chi nhánh thực hiện trong thẩm quyền để cạnh tranh tốt hơn khi mở rộng thị phần trên địa bàn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 95 - 99)