Đối với bộ máy quản lý kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 84 - 88)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

3.2.1Đối với bộ máy quản lý kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế

Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ đang được triển khai từ các cán bộ quan hệ khách hàng, giao dịch viên là những nhân viên trực tiếp kinh doanh và đến cấp quản lý tại các phòng và ban lãnh đạo chi nhánh. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả cao về tăng trưởng quy mô, hiệu quả hoạt động do các bộ phận đều thực hiện kiêm nhiệm các nhiệm vụ kinh doanh chung của chi nhánh.

Tại chi nhánh chưa có tổ thẻ chuyên trách để thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ chung cho toàn chi nhánh.

Đối với hoạt động kinh doanh thẻ nói chung, quy mô hiện tại của chi nhánh Phú Thọ như sau: các thẻ ATM, thẻ ghi nợ hiện tại đang quản lý trên 12.000 thẻ, với 12 máy rút tiền tự động trên địa bàn tỉnh, trên 1500 thẻ tín dụng quốc tế, liên kết với 102 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ với 122 POS, quản lý trên 50 đơn vị chi lương. Vì vậy, cần có 1 tổ thẻ chuyên trách hoạt động kinh doanh thẻ nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế nói riêng.

Hiện tại trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, một số chi nhánh đã thử nghiệm việc áp dụng mô hình quản lý thẻ riêng theo các tổ thẻ để tạo sự chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tổ thẻ chuyên trách được thành lập dựa trên quy mô hoạt động gồm tối thiểu 3 thành viên trực thuộc phòng Bán lẻ của chi nhánh, trong đó 01 cán bộ kiêm kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động và chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ của tổ thẻ đối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế:

+ Thực hiện thẩm định và đề xuất quyết định phát hành thẻ và hạn mức thẻ cho khách hàng toàn chi nhánh. Phát hành tập trung các thẻ tín dụng chung cho toàn chi nhánh, nhận trực tiếp thẻ từ Trung tâm thẻ.

+ Phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại các phòng, hỗ trợ các chương trình marketing, các sản phẩm dịch vụ mới theo các chương trình do Trung tâm thẻ triển khai.

+ Thực hiện thông báo các sao kê của khách hàng khi nhận được từ trung tâm thẻ hàng tháng. Giám sát và thông báo hạn mức, thời hạn hết hạn thẻ tín dụng quốc tế của các khách hàng toàn chi nhánh và gửi đến các phòng giao dịch. Quản lý hồ sơ thẻ tín dụng và phát hành thẻ tín dụng quốc tế đối với các khách hàng toàn chi nhánh.

+ Chăm sóc khách hàng, giải quyết các khiếu nại và các vướng mắc phát sinh đối với thẻ tín dụng quốc tế. Phối hợp với Trung tâm thẻ trong quá trình theo dõi các hoạt động thẻ của khách hàng để thông báo kịp thời đến khách hàng những giao dịch bất thường.

chấp nhận thanh toán thẻ. Hàng tháng thực hiện sao kê giao dịch và kiểm tra xác nhận thu phí đối với các đơn vị này.

+ Phối hợp với các phòng khách hàng, phòng giao dịch đôn đốc thu hồi nợ đối với các khách hàng thẻ tín dụng quốc tế.

+ Phối hợp với các phòng thực hiện xử lý các khoản nợ quá hạn đối với các khách hàng của thẻ tín dụng quốc tế.

+ Thực hiện phát triển và quản lý các đơn vị chấp nhận thanh toán và các POS cho toàn chi nhánh.

+ Hàng tháng thực hiện báo cáo kết quả thực hiện kinh doanh thẻ tín dụng chung của toàn chi nhánh và của các phòng giao dịch. Báo cáo đề xuất ban lãnh đạo các đề xuất để thực hiện hiệu quả và phát triển hoạt động kinh doanh.

Khi tổ thẻ được thành lập chuyên trách, các phòng khách hàng, phòng dịch vụ, phòng giao dịch sẽ thực hiện công tác bán hàng và thu thập hồ sơ khách hàng để chuyển về cho cán bộ tổ thẻ chuyên trách thẩm định, cấp hạn mức và phát hành thẻ tín dụng quốc tế đối với khách hàng. Các phòng khách hàng, phòng giao dịch phải chịu trách nhiệm trong việc đối chiếu, rà soát hồ sơ khớp đúng khi thu thập hồ sơ khách hàng trước khi bàn giao cho tổ thẻ.

Ban lãnh đạo chi nhánh sẽ thực hiện quản lý chung đối với hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại tổ thẻ. Giao kế hoạch kinh doanh chính, hiệu quả kinh doanh của thẻ tín dụng quốc tế đối với tổ thẻ.

- Ưu điểm của việc thành lập tổ thẻ chuyên trách:

+ Các cán bộ được đào tạo thực hiện chuyên trách mảng thẻ sẽ có trình độ nghiệp vụ tốt để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh thẻ.

+ Tổ thẻ chuyên trách sẽ thực hiện riêng các hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh nói chung và thẻ tín dụng quốc tế nói riêng. Khi thực hiện chuyên biệt mảng thẻ, các cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ, đảm bảo giảm các sai xót trong thẩm định và tác nghiệp trên hệ thống. Công tác thẩm định có sự rà soát và tìm hiểu kỹ các thông tin, các hạn chế qua các kênh thông tin để có các đề xuất cấp hạn mức thẻ phù hợp với các khách hàng, hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ.

kinh doanh thẻ, phát triển thẻ tín dụng quốc tế trên địa bàn để tăng trưởng theo kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Hoạt động thẻ tín dụng quốc tế tập trung tại tổ thẻ sẽ tính toán được hiệu quả kinh doanh khi phát hành thẻ, ký hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thanh toán do các chi phí hoạt động tập trung tại tổ thẻ. Quản lý được các thẻ phát hành, sử dụng thường xuyên, các POS có doanh số hoạt động tốt để tiếp tục triển khai thêm các sản phẩm dịch vụ. Do được giao hiệu quả kinh doanh, tổ thẻ sẽ thực hiện cân đối các chi phí hoạt động thẻ tín dụng quốc tế, vì vậy sẽ giảm được việc chạy theo số liệu kế hoạch, làm tăng các chi phí về thẻ, POS không có hiệu quả.

+ Tự chủ trong tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ với các chương trình do Trung tâm thẻ triển khai để truyền thông, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng thông qua việc chăm sóc khách hàng khi sử dụng sản phẩm thẻ, trong các buổi hội thảo khách hàng chi lương do tổ thẻ thực hiện.

+ Hỗ trợ trực tiếp khách hàng trong quá giải quyết các vướng mắc phát sinh, giảm thời gian khách hàng thông báo thông qua các phòng giao dịch, phòng khách hàng.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng trong xử lý các khoản nợ quá hạn thẻ tín dụng quốc tế trên cơ sở thiết lập đầy đủ các hồ sơ với các đơn vị chi lương, làm việc với các cơ quan ban ngành để xử lý thu hồi nợ.

+ Giảm thời gian thực hiện hoạt động thẻ tại các phòng khách hàng, phòng giao dịch, hỗ trợ các phòng có thêm thời gian để phát triển các hoạt động kinh doanh như tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và một số hoạt động kinh doanh khác.

+ Thuận lợi cho việc quản lý của lãnh đạo chi nhánh trong chỉ đạo hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế.

- Nhược điểm:

+ Nguồn nhân lực của chi nhánh đang thiếu các nhân sự tại các phòng do các cán bộ nghỉ hưu, chưa được bổ sung nhân sự mới. Vì vậy, khi tách riêng bộ phận tổ hoạt động chuyên trách sẽ ảnh hưởng đến nhân sự tại các phòng.

+ Các phòng giao dịch, phòng khách hàng sẽ thiếu tính không chủ động trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, không chủ động truyền thông

đến khách hàng các sản dịch vụ để tăng lượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng thu phí ngoài lãi vay.

+ Ngoài việc thực hiện nghiệp vụ thẻ, các cán bộ phải được đào tạo thêm kiến thức và nghiệp vụ kỹ thuật để thuận tiện trong quá trình chăm sóc và hỗ trợ các khách hàng, các đơn vị liên kết, các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, quản lý các hệ thống cây rút tiền tự động, POS.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 84 - 88)