Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 25 - 27)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội

1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách

- Bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước. Trong hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng là không tránh khỏi. Rủi ro không chỉ gây tổn thất về tài chính, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng dẫn đến nguy cơ đổ vỡ mà còn có tác động dây chuyền đến hoạt động của nhiều ngân hàng khác cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, RRTD là căn nguyên của sự đổ với hàng loạt ngân hàng, kéo theo đó là sự suy thoái mang tính hệ thống của nhiều nền kinh tế.Trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một ngân hàng gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Vì vậy, quản trị RRTD tốt sẽ bảo vệ ngân hàng trước những thất bại/tổn thất không dự tính trước, đem lại sự an toàn, ổn

định cho thị trường. Cũng chính vì do không lường và tránh được tất cả thất bại/tổn thất trong kinh doanh tín dụng, các ngân hàng phải tự xây dựng và thực hiện các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng với mục đích tự bảo vệ mình trước các thất bại/tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh tín dụng.

- Bảo đảm mức độ RRTD mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng. Kinh tế càng phát triển, mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng gia tăng. Tính cấp thiết của QTRRTD không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp và nguy cơ rất lớn của RRTD mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàng ngày nay càng trở nên rủi ro hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, trên thế giới trung bình một năm có một cuộc khủng hoảng ngân hàng; thì trong giai đoạn 1980 đến 1995, tỉ lệ này là 1,44. Rủi ro tín dụng luôn được giám sát chặt chẽ với các tiêu chí đo lường, cảnh báo theo các mức độ khác nhau để đảm bảo rằng rủi ro tín dụng được kiểm soát và không vượt quá khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng.

- Bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách tùy thuộc vào năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Do đó, mục đích của quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo rằng nếu có xảy ra rủi ro tín dụng cũng phải tuân thủ nguyên tắc không được ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng. Quá trình tự do hoá ngân hàng làm nới lỏng các qui định trong hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến. Khi gia tăng cạnh tranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng. Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống. Tác động này làm cho các ngân hàng ngày càng có xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận, trong đó mở rộng qui mô tín dụng đồng nghĩa với việc RRTD cũng có nguy cơ gia tăng. Các quy định về lãi trần, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như tài sản thế chấp dần được nới lỏng để thuận tiện cho các ngân hàng hoạt động nhưng cũng tiềm ẩn trong đó nhiều RRTC. Bên cạnh đó, qui luật đào thải của cạnh

tranh sẽ làm tăng mức độ phá sản của các khách hàng của ngân hàng kéo theo sự thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì vậy, mục tiêu của QTRRTD là bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w