Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng tại ngân

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 67 - 73)

2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng tại ngân

2.2.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng tạingân hàng ngân hàng

*Về quy trình cho vay, thẩm định khoản vay

- Về quy trình tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức được thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của HĐQT ngân hàng. Theo hướng dẫn, quy trình cho vay được cụ thể theo từng đối tượng, từng chương trình, trong đó có nêu rõ thủ tục cho vay, thu hồi nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín dụng. Mục đích và yêu cầu của NHCSXH huyện Mỹ Đức là mọi khoản vay đều phải được thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thống nhất, có chất lượng cao, tuân thủ đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế rủi ro. Cũng theo quy định, nghiệp vụ cho vay của ngân hàng được thực hiện theo 2 hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay theo tổ tiết kiệm, vay vốn. Quy trình cho vay theo tổ tiết kiệm và vay vốn được thực hiện như sau:

Bước 1: Người vay tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập tại thôn, xã, khu phố nơi người vay cư trú hợp pháp. Viết giấy đề nghị vay kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD) và kê khai các thông tin vào sổ vay vốn theo mẫu in sẵn của NHCSXH.

Bước 2: Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã và trưởng thôn, xóm, khu phố tổ chức họp để bổ sung tổ viên (theo mẫu 10C/TD) và bình xét cho vay công khai. Lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (theo mẫu 03/TD) kèm giấy đề nghị vay kiêm phương án sử dụng vốn vay trình UBND cấp xã xác nhận. Gửi bộ hồ sơ vay vốn đến trụ sở NHCSXH hoặc tại điểm giao dịch xã nơi người vay cư trú sau khi có xác nhận của UBND cấp xã.

Bước 3: NHCSXH nơi cho vay xem xét, phê duyệt cho vay sau khi nhận đủ bộ hồ sơ từ ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. Gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu 04/TD) tới UBND cấp xã để thông báo đến người vay. Thời hạn giải quyết không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày

NHCSXH nơi cho vay nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn.

Nếu là cho vay trực tiếp thì không có bước 2, nghĩa là người vay làm đơn và phương án sử dụng vốn gửi trực tiếp cho ngân hàng; ngân hàng nhận hồ sơ, phê duyệt vay, thông báo cho người vay và tiến hành giải ngân cho người vay.

Trong qui trình cho vay tín dụng yêu cầu trước tiên là việc xác định đúng đối tượng chính sách được vay vốn. Nội dung này được giao cho cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội và UBND, cơ quan liên quan xác nhận. Ngoài ra trong khi phổ biến chủ trương cho vay theo các chương trình, NHCSXH huyện cũng đã chú trọng đến nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn cả nợ gốc và lãi. Mặc dù một số nơi, một số khách hàng vẫn ỷ thế cho rằng tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước và chưa có ý thức trả nợ đầy đủ, đúng hạn, tuy nhiên phần lớn khách hàng hiện nay có ý thức về trách nhiệm hoàn trả nợ vay NHCSXH vì nếu không hoàn trả, họ không được tiếp tục vay.

Điều kiện vay vốn của người vay, NHCSXH cũng giao cho Tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội thực hiện do đặc điểm cho vay hộ nghèo là mức vay thấp. Các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện hiện nay cũng đã chỉ đạo việc bình xét cho vay dựa trên khả năng sử dụng vốn vay, có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi. Thực tế cũng xảy ra một số trường hợp cho vay không đúng đối tượng do ý chí chủ quan của cán bộ tổ chức chính trị xã hội. Ngược lại, một số đơn vị tổ chức chính trị xã hội của huyện lại quá thận trọng, lo sợ mất vốn cho vay không đúng đối tượng hộ nghèo, thậm chí hộ khá giả được vay. Một số trường hợp hộ vay có tình trạng tài chính xấu như nợ nần cho vay nặng lãi, vay vốn thực chất không sử dụng... NHCSXH chưa kiểm soát hết được. Điều này, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cán bộ tín dụng cần sâu sát hơn với khách hàng, hiểu và nắm rõ hoàn cảnh kinh tế của khách hàng; đặc biệt nhất thiết phải có quá trình thẩm định khách hàng trước khi giải ngân thay vì thẩm định hồ so vay vốn như hiện nay.

Cán bộ NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội khi thẩm định, xét duyệt đối tượng được vay đều xem xét đến khả năng của người vay về nhân cách, vốn tự có, dòng tiền dự kiến để hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, trên thực tế, người có khả năng hoàn tiền vốn vay nhanh lại là người không đúng đối tượng, vì họ là những gia đình kinh doanh, có điều kiện kinh tế tốt hơn so với những hộ nghèo. Qui định NHCSXH không cho vay hộ nghèo mắc tệ nạn như trộm cắp, nghiện hút, lười lao động, hoặc hộ không có sức lao động sống dựa vào trợ cấp xã hội.

Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh theo chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH huyện Mỹ Đức áp dụng qui trình thẩm định chặt chẽ hơn. Qui trình thẩm định này thực hiện theo quy định chung của hệ thống NHCSXH. Tuy nhiên đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm, việc thẩm định dự án và một số khâu trong nội dung đảm bảo tiền vay vẫn do cơ quan LĐTB&XH, tổ chức chính trị xã hội thực hiện và chủ trì sau đó UBND phê duyệt, NHCSXH huyện chỉ là cơ quan tham gia. NHCSXH không có quyền thẩm định độc lập và không phải là người quyết định cuối cùng.Thủ tục này vừa phức tạp, thông thường cơ quan chủ trì thẩm định thực hiện định kỳ một năm 2- 3 lần do đó không đảm bảo vốn kịp thời để thực thi dự án vay vốn, không đảm bảo hiệu quả kinh tế của cả NHCSXH và người vay. Hiện NHCSXH đang dự kiến trình Chính phủ xem xét điều chỉnh qui trình cho vay này.

Như vậy, hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Mỹ Đức nói riêng, của hệ thống NHCSXH nói chung được thực hiện dựa trên cơ sở là tín nhiệm cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội và UBND, cơ quan liên quan. NHCSXH không trực tiếp xác định đối tượng cho vay. Tuy nhiên, để quản trị rủi ro tín dụng trong khâu này, NHCSXH thường xuyên tiến hành kiểm tra đối với hoạt động cho vay. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo năm sau đó chia nhỏ theo quý, tháng.

Về đảm bảo tiền vay : Hộ vay vốn đều đảm bảo bằng hình thức tín chấp tổ TK&VV. Hiện nay đối với đối tượng vay là hộ gia đình, NHCSXH huyện

Mỹ Đức hầu hết áp dụng cho vay qua Tổ TK&VV (ủy thác qua tổ chức chính trị - xã hội). Các tổ chức được phép nhận ủy thác để huy động tiết kiệm và vay vốn gồm: Hội phụ nữ; hội nông dân tập thể, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên. Để đảm bảo tiền vay, NHCSXH huyện Mỹ Đức đã tổ chức ký kết các văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị xã hộ trên địa bàn huyện để hình thành các tổ TK &VV. Đồng thời bàn bạc cùng với Phòng giao dịch NHNo&PTNT huyện Mỹ Đức để ký thỏa thuận ủy thác cho vay hộ nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đến nay NHCSXH huyện đã ký kết 118 văn bản Liên tịch và văn bản thoả thuận, 1020 hợp đồng uỷ thác cho vay hộ nghèo với các tổ chức chính trị các cấp và ký kết 3823 hợp đồng uỷ nhiệm với các tổ tiết kiệm và vay vốn của các Hội đoàn thể. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Hội đoàn thể với NHCSXH huyện Mỹ Đức trong việc triển khai uỷ thức cho vay nên hoạt động tín dụng của ngân hàng mới đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như trên. Khi cho vay qua tổ TK $VV, NHCSXH huyện Mỹ Đức không yêu cầu thế chấp tài sản mà hình thức có thể gọi là sự tín chấp của Tổ chức chính trị xã hội, được qui định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị dịnh 11/2012/NĐ – CP của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Hiện tại NHCSXH huyện Mỹ Đức chỉ áp dụng bảo đảm tiền vay theo qui định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất kinh doanh vay vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm (đảm bảo bằng nhiều hình thức khác nhau), dự án cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW), cho vay Hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (áp dụng đối với món vay trên 30 triệu đồng và hình thức duy nhất là đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (áp dụng hình thức thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất –Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ dân tham gia dự án).

Nhìn chung các hình thức đảm bảo tiền vay này, NHCSXH đều thực hiện theo qui định của pháp luật, thuận tiện cho người vay trong việc làm thủ

tục đảm bảo.Ủy thác cho vay hộ nghèo qua các tổ chức chính trị - xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất: Phương thức ủy thác này giúp cho NHCSXH huyện chủ động trong công tác quản lý vốn và tài sản Nhà nước giao;

Thứ hai: Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc “xã hội hóa công tác ngân hàng” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm;

Thứ ba: Giúp cho các tổ chức chính trị - xã hội có thêm điều kiện để thường xuyên tiếp cận với hội viên, với dân chúng, thêm kính phí hoạt động và thu hút hội viên, góp phần củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, ổn định xã hội.

Thứ tư: Ủy thác cho vay hộ nghèo qua các tổ chức chính trị - xã hội còn giúp cho NHCSXH tiết giảm được chi phí, từ đó giảm được cấp bù cho Ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, hình thức đảm bảo tiền vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng vì trong nhiều trường hợp cán bộ tại các tổ TK &VV xác định sai đối tượng vay hoặc thực hiện sai quy trình cho vay. Có thể là cán bộ tổ cố tình cho vay sai đối tượng; cũng có thể là do họ không đủ khả năng, năng lực, tâm huyết, trách nhiệm trong quá trình vận hành hoạt động của tổ. Những hạn chế lớn nhất của hình thức cho vay này là:

- Cán bộ phụ trách công tác ủy thác chưa cập nhật các chỉ đạo, chính sách mới của HĐT cấp trên và của NHCSXH liên quan đến công tác ủy thác; chưa tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin đến các tổ TK&VV và tổ viên về các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Vì vậy, vẫn còn nhiều trường hợp các tổ TK & VV cho vay sai đối tượng, sai quy trình.

- Công tác kiểm tra của HĐT: việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm còn lồng ghép với kiểm tra công tác Hội, nội dung sơ sài nên chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn thực tế tại hộ vay; bên cạnh đó, nhiều đơn vị chưa chủ động kiểm tra tổ TK&VV và hộ vay theo kế hoạch và quy định, chưa lưu giữ và gửi đầy đủ các biểu mẫu kiểm tra cho NHCSXH nơi cho vay.

- Công tác lưu giữ hồ sơ: Một số nơi, HĐT chưa thực hiện mở sổ theo dõi vốn nhận ủy thác, lưu giữ hồ sơ ủy thác không đầy đủ, chưa khoa học.

- HĐT cấp xã tham gia chứng kiến, chỉ đạo, giám sát trong các buổi họp của tổ TK&VV tại một số nơi còn mang tính hình thức, chưa quán triệt tổ TK&VV thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy ước hoạt động của Tổ và nguyên tắc vay vốn của Ngân hàng, còn để nhiều tồn tại trong việc rà soát cho vay sai đối tượng vay vốn, hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, vay trùng vay chéo trong hộ gia đình.

- Chưa nắm bắt và phản ánh kịp thời các khó khăn, tồn tại phát sinh trong quá trình vay vốn của người vay như trong công tác đôn đốc, xử lý nợ đến hạn, thu tiền gửi tiết kiệm, thu lãi tồn đọng… bên cạnh đó, nhiều HĐT chưa sát sao trong việc đôn đốc hoạt động của Ban quản lý tổ TK&VV, vẫn để xảy ra nhiều tồn tại trong việc thu gốc, thu tiền gửi, trả tiền gửi của hộ vay, chưa đôn đốc các tổ TK&VV chấp hành nội quy tại điểm giao dịch về giờ giao dịch, tham gia họp giao ban….

- Công tác phối hợp với NHCSXH tại điểm giao dịch xã còn nhiều hạn chế, các HĐT chưa nghiêm túc, sát sao trong việc giám sát, hướng dẫn tổ TK&VV và hộ vay tại điểm giao dịch xã; chưa tham gia họp giao ban đầy đủ với NHCSXH, chưa có sự chuẩn bị nội dung khi tham gia họp giao ban định kỳ nên chưa nắm bắt được các vướng mắc khó khăn và đưa ra biện pháp kịp thời đối với các tồn tại của tổ TK&VV; chưa thực hiện nghiêm túc việc phối hợp thực hiện đánh giá, phân loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của Tổ TK&VV theo quy định;

- Việc giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại các điểm giao dịch còn chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng hệ thống bảng biểu bị xuống cấp, thiếu xót nhiều thông tin, chính sách công khai, chưa tích cực tham mưu UBND cấp xã trong việc bố trí phòng làm việc của tổ giao dịch, bố trí vị trí treo, lắp đặt hệ thống bảng biểu để thuận lợi người dân tiếp cận với hoạt động của NHCSXH. Vì vậy, nhiều trường hợp, khách hàng không giám sát được việc cho vay của ngân hàng.

Về hệ thống thông tin khách hàng: Hiện NHCSXH huyện Mỹ Đức chưa xây dựng hệ thống thông tin khách hàng của riêng ngân hàng và chưa có hệ thống lưu giữ, cập nhật đối với từng khách hàng cả cá nhân cũng như doanh nghiệp. Việc nắm bắt thông tin khách hàng chủ yếu do bản thân mỗi cán bộ tín dụng thực hiện. Cán bộ tín dụng được phân công phụ trách địa bàn nào thì có thông tin về khách hàng trên địa bàn đó, tuy nhiên việc làm này thiếu tính hệ thống và độ chính xác không cao. Đối với Tổ TK&VV có thực hiện việc phân loại tổ căn cứ vào tình trạng nợ quá hạn và tỷ lệ thu lãi và được đánh giá mỗi năm một lần.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w