Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình trích lập dự phòng và

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 103 - 105)

và thu hồi vốn

3.2.3.1. Xử lý nợ đến hạn đúng nguyên tắc tín dụng và tích cực phối hợp để hỗ trợ người vay

Qui định cho vay hiện nay cho phép áp dụng biện pháp xử lý nợ vay linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay, tuy nhiên khi vận dụng NHCSXH huyện phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi, kể cả đến kỳ hạn trả nợ một phần (kỳ con), không chấp nhận việc không trả nợ hoặc chậm trả khi có khả năng. Việc trả nợ theo kỳ hạn, trả theo phương thức trả góp là cách thích hợp nhất đối với hộ nghèo, tránh tích luỹ nợ gây khó khăn khi đến kỳ hạn cuối cùng. Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi

thì có thể biện pháp chia càng nhỏ khoản nợ để thu. Nếu hộ vay chấp hành tốt mới thực hiện tái đầu tư.

NHCSXH huyện cùng với các tổ chức ủy thác cho vay cần hướng dẫn việc kiểm tra vốn vay, đánh giá xác thực tình trạng sử dụng vốn vay. Việc xử lý nợ phải tiến hành cùng với việc tư vấn và hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn, biết tiết kiệm và sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện tốt nguyên tắc trả vốn và lãi đúng hạn đã cam kết.

NHCSXH huyện phải thường xuyên tổ chức tập huấn đến các điểm giao dịch, các Tổ TK&VV, tổ chức chính trị xã hội về các nguyên tắc, xử lý tín dụng, cách tổ chức và xử lý sau kiểm tra.

3.2.3.2. Thực hiện phân loại nợ, nợ rủi ro, lập hồ sơ rủi ro kịp thời, đảm bảo chính xác, công bằng

- NHCSXH huyện cần phân loại dư nợ chính xác hơn trong đó cả nợ trong hạn và nợ quá hạn theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao để có biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp.

- Chính phủ đã có qui định về xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan. Trong đó có nội dung xác định, đánh giá các hình thức xử lý theo từng loại rủi ro, nguyên nhân rủi ro và mức độ thiệt hại. Trong đó đã áp dụng các hình thức xóa nợ, miễn lãi, giảm lãi. Vì vậy nếu rủi ro càng nhiều thiệt hại về vốn và thu nhập của NHCSXH huyện càng cao, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của đơn vị có rủi ro. Vì vậy, việc lập hồ sơ, biên bản xử lý rủi ro phải đảm bảo kịp thời, chính xác từng trường hợp thuộc nhóm rủi ro đã được phân loại.

- NHCSXH huyện chủ động có trách nhiệm trích lập, quản lý, xử lý rủi ro. Khi tỷ lệ trích lập rủi ro tăng lên thì tự bản thân chi nhánh NHCSXH huyện có trách nhiệm quản lý rủi ro của đơn vị mình, công tác xử lý rủi ro sẽ chính xác có hiệu quả hơn vì liên quan đến thu nhập và lợi ích của mỗi đơn vị.

3.2.3.3. Tích cực thu hồi nợ bị rủi ro bằng các biện pháp thích hợp

- Đối với các khoản nợ tồn đọng có thời gian dài, NHCSXH huyện cần có biện pháp xử lý tích cực, dứt điểm khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan, bằng việc giao cho các Tổ TK&VV để thu hồi, khuyến khích bằng việc trích % hoa hồng tính trên cả nợ gốc và nợ lãi.

- Đối với hộ vay bị nợ rủi ro do nguyên nhân chủ quan cần xác định tình trạng tài chính chính xác của hộ gia đình để có biện pháp xử lý thích hợp và hiệu quả cho hộ vay như cho vay tái đầu tư cho hộ, tạm khoanh để ngoại bảng nợ lãi lâu dài để người vay khôi phục sản xuất kinh doanh và tình trạng tài chính.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w