Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 27 - 41)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội

1.3.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách

1.3.3.1. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro một cách chủ động và có ý thức. Các ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù hợp trong hoạt động tín dụng. Với NHCS, nguy cơ RRTD là rất lớn vì đối tượng cho vay của ngân hàng là người nghèo hoặc người yếu thế trong xã hội cần được bảo trợ. Vì vậy, trong mỗi hoạt động tín dụng, NHCSXH cần xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro là không thể, bởi vì rủi ro tín dụng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của NHCSXH. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của NHCSXH là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro của NHCS điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản trị rủi ro.

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng.

- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Trong hoạt động của NHCS có nhiều loại rủi ro tiềm ẩn khác nhau nhưng các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản trị chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành.

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và hiệu quả hoạt động. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng

trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá trần rủi ro để ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Có nghĩa là, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao, tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động cần phải được loại bỏ.

- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

- Nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản trị rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

1.3.3.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng

Trong quá trình cấp tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội có thể tiềm ẩn các RRTD sau:

Một là, nhận diện sai đối tượng khách hàng. Theo quyết định số 15/QĐ – HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ban hành ngày 27/1/2011 đối tượng cho vay của NHCSXH bao gồm: (i) Hộ nghèo; (ii) học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; (iii) các đối tượng vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm; (iv) các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; (v) các đối tượng được vay vốn để thực hiện chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (vi) các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; (vii) các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; (viii) các đối tượng được hưởng chính sách tín dụng về nhà ở tại các vùng theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (xi) thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; và (x) các đối tượng khác theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện cho vay, ngân hàng cần nhận diện chính xác các đối tượng vay để tránh rủi ro tín dụng. Tuy nhiên trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nhiều

NHCSXH nhận diện sai khách hàng dẫn đến nhiều rủi ro đáng tiếc. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD phổ biến thường gặp phải như khách hàng giả mạo giấy tờ để được tiếp cận nguồn tín dụng; khách hàng giả mạo tài sản thế chấp hoặc do cán bộ tín dụng hoặc tổ chức nhận ủy thác cho vay tín dụng cho vay sai đối tượng. Để hạn chế các rủi ro này, các NHTM thường dùng hệ thống phân loại và chấm điểm khách hàng. Đối với các NHCSXH việc phân loại và đánh giá khách hàng chưa được sử dụng phổ biến vì vậy nguy cơ RRTD là rất lớn. Chính vì vậy, để QTRRTD các ngân hàng chính sách cần thiết phải phân loại, đánh giá khách hàng để áp dụng xử lý cho vay thích hợp. Với mỗi đối tượng khách hàng có thể chấm điểm theo các tiêu chí và nguyên tắc tín dụng để phân loại và quản lý cho phù hợp. Các tổ chức tín dụng hiện nay cũng áp dụng mức cho vay, cho vay lại căn cứ vào năng lực và tình trạng trả nợ của khác hàng. Đó cũng là một hình thức phân loại khách hàng và áp dụng mức cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay phù hợp. Vì vậy, NHCSXH có thể áp dụng hình thức này để nâng cao hiệu quả cho vay tín dụng của ngân hàng. Đối với cho vay đối tượng là hộ gia đình nghèo, ngân hàng có thể cho vay các đối tượng nghèo nhất; với các thương gia chưa có kinh nghiệm kinh doanh có thể cho vay với mức ban đầu thấp, sau nâng dần hoặc cho vay trả nợ theo hình thức trả góp, trả thành nhiều kỳ,… Để nhận diện đúng đối tượng khách hàng, việc nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng là rất cần thiết. Trước hết, cán bộ tín dụng phải là người am hiểu các quy trình, nghiệp vụ tín dụng, nguyên tắc tín dụng. Tiếp theo, họ phải là người sâu sát với các đối tượng khách hàng, hiểu được khách hàng cũng như năng lực tài chính của họ. Có như vậy, mới có thể làm giảm các RRTD trong các quyết định cho vay tín dụng của ngân hàng.

Hai là, quy trình cho vay sai nguyên tắc. Việc cho vay tín dụng của NHTM nói chung và NHCSXH nói riêng đều phải đảm bảo các nguyên tác tín dụng theo luật định. Việc cho vay sai nguyên tắc là nguy cơ dẫn đến nhiều loại RRTD lớn hơn. Hiện nay, quy trình tín dụng của các NHCSXH được thực hiện như sau:

Thẩm định Thiết lập

hồ sơ Ra quyết Giải ngân

Thanh lý hợp đồng

Hình 1.1: Quy trình cấp tín dụng của NHCSXH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Quy trình tín dụng không phát huy được tác dụng và có thể gây ảnh hưởng làm tăng RRTD của ngân hàng thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau:Thông tin cần phải thực hiện trong các bước không được quy định chi tiết và đầy đủ; Mối quan hệ giữa các bước không được nhận thức đầy đủ và quy định cho phù hợp; Quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng thiếu chính xác, khách quan, thẩm định sai hồ sơ; Việc thiết lập hồ sơ khách hàng chỉ dừng lại ở việc tuân thủ quy định chứ không dựa trên nguyên lý tại sao lại cần hồ sơ đó? Hồ sơ như thế nào là đủ? Cần thiết phải có những yêu cầu nào đặc biệt đối với hồ sơ hay không?... Quy trình cho vay thiếu chặt chẽ, sai nguyên tắc là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại RRTD mà ngân hàng gặp phải vì thế siết chặt quy trình, quản lý tốt các nghiệp vụ cho vay trong quy trình là điều kiện bắt buộc để quản trị RRTD của NHCS. Việc quy định rõ những nghiệp vụ phải làm, các yêu cầu cần tuân thủ trong mỗi bước của quy trình là rất quan trọng. Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành tín dụng minh bạch cũng là việc làm cần thiết với các NHCS nhằm hạn chế RRTD. Vì vậy, các NHCS cần thiết phải minh bạch các chương trình cho vay, điều kiện vay, quy trình và thủ tục cần thiết để các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của nhà nước.

Trong các bước của quy trình tín dụng, thẩm định tín dụng phù hợp với cơ chế cho vay là bước quan trọng nhất. Dù khách hàng vay vốn là đối tượng chỉ định theo quy định của chính phủ, năng lực mạnh hay yếu, dù hộ nghèo hay thương gia thì khi cho vay NHCS phải tiến hành thẩm định dự án xin vay vốn phù hợp với đối tượng vay và cơ chế xin cho vay. Hiện nay, các ngân hàng cho vay chính sách, các tổ chức tài chính vi mô đều thực hiện thẩm định tín dụng. Người chịu trách nhiệm thẩm định phải là cán bộ tín dụng của ngân

hàng hoặc tổ chức tài chính. Thông thường cán bộ tín dụng phải đảm bảo tuân thủ được 5 nguyên tắc: Nhân cách, năng lực, điều kiện, vốn/dòng tiền và đảm bảo tiền vay. Cụ thể là

Nhân cách (trung thực/sự cam kết)

Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải có những bằng chứng chứng tỏ khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc. Khi đánh giá nhân cách, cán bộ tín dụng nên kiểm tra xem người vay có ngay thẳng, đáng tin cậy và có trung thực không.

Các hoạt động để xác định nhân cách người vay:

- Danh tiếng của người vay (dư luận đánh giá về người vay đó): Cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin qua những người thân, người gần gũi với khách hàng hoặc những bạn hàng, khách hàng giao dịch thường xuyên với doanh nghiệp, những người hàng xóm, họ hàng, các hội viên cùng tổ chức hội (nếu có) của người vay cá nhân.

- Đến thăm và phỏng vấn trực tiếp người vay, xem xét hoàn cảnh các nhân và điều kiện sống của khách hàng;

- Xem xét mục đích của khoản vay: đến địa bàn nơi người vay thực hiện dự án xin vay để đánh giá;

- Xem xét hồ sơ vay trước đây (tiểu sử trả nợ);…

Năng lực (trả nợ-lợi nhuận)

Để đánh giá năng lực thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng hạn của người vay cần xem xét các điều kiện tài chính của họ.

- Đối với khách hàng là cá nhân: xá định mức thu nhập chính của họ, các khoản thu nhập từ các công việc bán thời gian, các nguồn thu nhập khác nhau, của các thành viên trong hộ gia đình. Trên cơ sở đó dự tính các nguồn thu nhập để đánh giá năng lực trả nợ đúng hạn.

- Đối với khách hàng là thương nhân hoặc doanh nghiệp: Phân tích dữ liệu tài chính trước đây, dự tính kết quả tài chính để đánh giá khả năng của người đi vay trong việc thanh toán đúng hạn khoản nợ.

Điều kiện (khả năng đối phó với thay đổi)

Khả năng đối phó với những thay đổi của người vay rất quan trọng vì các điều kiện kinh tế và sản xuất kinh doanh có thể và sẽ thay đổi. Thông thường, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá tác động đến tình hình tài chính của

người vay từ những thay đổi của môi trường cũng như việc người vay có cẩn trọng và chủ động đối phó với thay đổi hay không.

Đánh giá chủ yếu là xác định xem nguồn thu nhập của người vay, năng lực tài chính có khả năng duy trì khi điều kiện kinh tế, kinh doanh trong tương lai thay đổi không.

Vốn (dòng tiền)

Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá xem liệu người vay có đủ vốn không vì nguồn vốn này sẽ tạo ra khả năng chống đỡ với những rủi ro có thể xảy ra.

Thông thường khách hàng có 3 nguồn vốn có thể được sử dụng để hoàn trả khoản vay: (1) Dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng hay thu nhập (2) Dòng tiền từ việc bán tài sản (3) Các nguồn vốn huy động khác như tài khoản tại ngân hàng, chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.

Việc đánh giá khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong quá khứ là bằng chứng quan trọng để đánh giá được khả năng hoàn trả của người vay.

Bảo đảm tiền vay (chỉ là yếu tố thứ yếu khi xem xét khả năng trả nợ)

Thông thường tài sản đảm bảo tiền vay không chi phối các quyết định cho vay. Năng lực và nhân cách luôn là những yếu tố cần xem xét trước. Tuy nhiên dưới góc độ thu hồi nợ thì khoản tín dụng có tài sản đảm bảo vẫn tốt hơn là không có tài sản đảm bảo.

Đối với cho vay hộ nghèo và hộ thuộc đối tượng chính sách thông qua việc thành lập Tổ nhóm thì qui trình thẩm định có những điểm khác so với thẩm định khách hàng là cá nhân (hộ gia đình hoặc doanh nghiệp), tuỳ điều kiện có thể có những điểm khác biệt như sau:

Bảng 1.1: So sánh cho vay cá nhân và cho vay theo tổ

Tiêu chí Cho vay cá nhân (hộ gia đình/doanh nghiệp)

Cho vay theo tổ (hộ gia đình)

Nhân cách - Danh tiếng, chứng nhận từ tổ chức/hội

- Tiểu sử trả nợ

- Thẩm định/chấm điểm tín dụng

- Tự lựa chọn thành viên tổ (thông tin nội bộ)

- Chứng nhận từ tổ chức - Qui trình thành lập tổ

Vốn - Đánh giá tài sản

- Lịch sử kinh doanh

- Nhân lực

- Phân tích báo cáo tài chính nghiệm Năng lực - Phân tích tài chính

- Phân tích dòng tiền

- Số tiền vay được xác định riêng

- Đồng phân tích

- Dự đoán sơ lược dòng tiền

- Số tiền vay theo chuẩn và được dựa vào vòng quay Theo dõi - Cán bộ tín dụng chịu trách

nhiệm theo dõi khoản vay

- Theo dõi chặt chẽ danh mục hàng ngày

- Thành viên trong tổ có trách nhiệm theo dõi trả nợ khoản vay - Cán bộ tín dụng theo dõi danh mục Tài sản đảm bảo tiền vay - Cầm cố tài sản

- Người bảo lãnh/đồng tài trợ

- Bảo lãnh của tổ - Tiết kiệm bắt buộc

Nguồn: Tổng hợp của học viên

Để đảm bảo hiệu quả việc thẩm định một khách hàng vay vốn, NHCS tự xây dựng một cơ sở dữ liệu “Danh sách theo dõi” riêng của mình. Thông thường trung tâm thông tin tín dụng quốc gia lưu giữ và cập nhật những khách hàng lớn, phần lớn là vay vốn NHTM. Vì vậy, NHCS xây dựng hệ thống thông tin nội bộ bên cạnh việc tham gia cung cấp, khai thác sử dụng hệ thống thông tin quốc gia. Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng có thể tham khảo dữ liệu này và quyết định xem người đi vay có đủ điều kiện vay vốn không. Dữ liệu theo dõi được các chi nhánh cập nhật và chia sẻ nhằm hạn chế, phạt tình trạng thanh toán không đúng hạn. Danh sách vay vốn có thể là cá nhân hoặc những nhóm vay vốn hiện tại có hồ sơ thanh toán hoặc hồ sơ quản lý không tốt.

Qui trình hoạt động của cơ sở dữ liệu Danh sách theo dõi như sau: - Chi nhánh NHCS định kỳ cập nhật người vay có tiểu sử trả nợ không tốt - Chính quyền (UBND hoặc tổ chức, hiệp hội có liên quan) cập nhật các khách hàng có tiểu sử tội phạm hoặc có hành vi phạm pháp

Hai nguồn thông tin trên được cập nhật thành danh sách theo dõi và

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w