Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình sử dụng tín dụng tạ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 98 - 103)

tại ngân hàng

3.2.2.1. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát

Hiện nay 100% vốn vay ưu đãi hộ nghèo của Phòng giao dịch đều được uỷ thác cho các Hội đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vì vậy nếu công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vay không sát sao thì dễ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, các tiêu cực dễ phát sinh, thậm trí vốn ưu đãi có thể còn bị lợi dụng, xâm tiêu, bòn rút bất hợp pháp. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo là rất khó khăn, bởi vì các hộ nghèo nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn ở tất cả 22 xã, thị trấn trong huyện, mục đích vay vốn rất đa dạng, cho nên công tác kiểm tra, giám sát sẽ rất phức tạp đòi hỏi phải có biện pháp kiểm tra phù hợp. Tăng cường kiểm tra, giám sát là rất cần thiết; vì qua kiểm tra sẽ có tác dụng nhắc nhở hộ nghèo sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đúng đối tượng và giúp cho các tổ tiết

kiệm và vay vốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời qua kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng vốn vay ưu đãi để kiếm lãi bất chính, những trường hợp xâm tiêu và các tồn tại khác để có các biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác qua công tác kiểm tra, giám sát sẽ được nghe nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị của hộ nghèo, của tổ tiết kiệm và vay vốn,… để tìm ra những điểm bất hợp lý trong cơ chế cho vay hộ nghèo qua các tổ chức Hội đoàn thể, từ đó có biện pháp từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách để nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành đồng bộ từ Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đến lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo các Hội đoàn thể nhận uỷ thác đến kiểm tra cùng cán bộ tín dụng, trong đó kiểm tra trực tiếp của cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng, nhưng trong điều kiện biên chế của Phòng giao dịch còn mỏng như hiện nay, thì cán bộ tín dụng không thể kiểm tra, giám sát hết được mà phải giao cho các Hội đoàn thể, các Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn; cán bộ Tín dụng Ngân hàng chỉ thực hiện kiểm tra điểm một số hộ vay. Mặc dù là kiểm tra điểm nhưng do cán bộ tín dụng kiểm tra đột xuất hộ vay nên kết quả kiểm tra rất khách qua tránh được sự chuẩn bị, đối phó của hộ vay, tổ tiết kiệm và vay vốn và của Hội đoàn thể.

Muốn vậy, NHCSXH huyện cần coi trọng các nguyên tắc tài chính có tính chất pháp lý trên tất cả các loại hồ sơ vay vốn và chứng từ. Yêu cầu người vay khi nhận tiền, nộp tiền phải ký vào hồ sơ chứng từ, đúng chữ ký và chấp hành nghiêm túc, cán bộ NHCSXH không được bỏ qua yêu cầu này, kể cả đối với hộ vay không biết chữ thì càng phải yêu cầu điểm chỉ đúng người, không được phép không ký hoặc ký thay. Nếu thực hiện tốt và nghiêm túc thì việc kiểm soát và hạn chế rủi ro là rất cao.

Vì vậy với sự tiến bộ công nghệ tin học, NHCSXH huyện cần thực hiện giao dịch tại xã, in và phát hành chứng từ tại điểm giao dịch xã. Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác ký nhận trên hồ sơ chứng từ, lập chứng từ thu chi

trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng, trên chứng từ luôn có thông báo số dư nợ khách hàng, số tiền khách hàng đã nộp đến kỳ báo cáo, tổ trưởng chỉ làm vai trò là người trung gian (như một đại lý mà các công ty bảo hiểm hiện nay đang áp dụng) thì không những có thể hạn chế rủi ro mà còn có thể uỷ quyền cho Tổ TK&VV để thu nợ gốc, tăng hiệu quả thu hồi vốn vay và hạn chế rủi ro cho cả khách hàng và NHCSXH huyện.

Để góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả đồng vốn tín dụng NHCSXH, cần phải có một cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Qua kiểm soát chặt chẽ, có thể xác định việc cho vay có đúng đối tượng không? Sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? Hơn thế nữa, qua kiểm tra kiểm soát phát hiện các vướng mắc về quy trình nghiệp vụ, kịp thời nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các hiện tượng làm sai chủ trương, chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng NHCSXH.

3.2.2.2. Hướng dẫn hộ nghèo thực hiện đa dạng hóa các loại hình đầu tư cho vay và tài sản để phân tán rủi ro

Mục đích hạn chế rủi ro của NHCSXH là còn nhằm giảm bớt gánh nặng cho hộ nghèo. Đối với người nghèo, ngoài biện pháp giảm thiểu rủi ro thông thường thì cần hướng dẫn họ đa dạng hoá các hình thức đầu tư như trong sản xuất kinh doanh phải đầu tư cả vào nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp nhỏ, trong mỗi lĩnh vực hộ vay phải đầu vào ngành nghề khác nhau; chăn nuôi phải gắn với trồng trọt, không thực hiện đầu tư độc canh .

Đối với sản xuất kinh doanh thì việc đa dạng hóa là cần thiết. Tuy nhiên Tổng tài sản của hộ nghèo cũng cần được đa dạng hóa dưới dạng tài sản sản xuất, tài sản dưới hình thức tiết kiệm hay đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm thì hộ nghèo có các nguồn lực khác nhau để khắc phục khi rủi ro, kể cả rủi ro bất khả kháng.

Vì vậy ngoài việc khuyến khích hộ vay đầu tư sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác nhau, NHCSXH huyện cần phải đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm, thu hút, khuyến khích hộ nghèo tích luỹ và tiếp cận dịch vụ này để giúp họ tự thoát nghèo. Về đầu tư tài sản bảo hiểm, người dân Việt Nam chưa có thói quen và chưa nhận thức được lợi ích này. Tuy nhiên đối với đối tượng là hộ nghèo nguy cơ rủi ro cao thì càng phải khuyến khích họ thực hiện mua bảo hiểm theo các hình thức thích hợp nhất.

Đối với chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ KFW cần đa dạng hoá danh mục đầu tư là biện pháp mang tính chủ động cao nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Thực chất của đa dạng hoá danh mục đầu tư là đầu tư vào nhiều loại tài sản có mức độ lợi tức khác nhau, có độ rủi ro khác nhau. Đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng chính là thực hiện nguyên tắc “không bỏ trứng vào một rổ”. Để thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư thì Ngân hàng CSXH huyện Mỹ Đức nên thực hiện đầu tư theo hướng:

- Đầu tư vào nhiều ngành kinh tế khác nhau để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những

chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.

- Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng Việt Nam đồng và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh được rủi ro tín dụng do sự biến động của tỷ giá.

3.2.2.3. Tăng cường giám sát danh mục tín dụng

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khách hàng vay, ngân hàng cũng cần phải định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng. Trong quá trình giám sát danh mục tín dụng thì cần quan tâm đến những nhược điểm sau:

- Cần so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được. - Xác định và tìm hiểu về các xu hướng trong phạm vi danh mục dựa trên những biến động gần nhất về xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng nợ khó đòi hoặc xoá nợ.

- Tồn tại hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng.

Những vấn đề liên quan tới tín dụng có thể nảy sinh do việc tập trung trong danh mục tín dụng. Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tương tự nhau. Mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng được

tập trung. Tập trung tín dụng xảy ra khi danh mục tín dụng của ngân hàng được tập trung ở mức cao hơn vào một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau, một ngành kinh tế nhất định, khu vực địa lý, dạng hợp đồng tín dụng, dạng tài sản bảo đảm, các khoản cho vay với cùng thời gian đến hạn hoặc bằng cùng một loại ngoại tệ.

Chính vì vậy, để công tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả thì NHCSXH huyện Mỹ Đức cần phải thường xuyên giám sát danh mục tín dụng nhằm phát hiện sự tập trung tín dụng. Một khi hiện tượng tập trung tín dụng đã được xác định, ngân hàng cần tiến hành một số các biện pháp nhằm giảm bớt sự tập trung này như:

- Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ tín dụng; cán bộ hội đoàn thể.

- Giảm bớt rủi ro bằng cách tăng cường kiểm soát đối tượng vay vốn và hoạt động của các tổ vay vốn, hội đoàn thể;

- Xây dựng hệ thống thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng, nắm bắt rõ đặc điểm của từng đối tượng vay vốn;

- Dần dần giảm bớt dư nợ bằng biện pháp không tiếp tục cấp tín dụng, không gia hạn hoặc quay vòng tín dụng cho lĩnh vực đó cho đến khi sự tập trung được giảm bớt.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w