Kết quả tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 57 - 61)

2.1. Khái quát về ngân hàng CSXH huyện

2.1.3. Kết quả tài chính của ngân hàng

Về hoạt động huy động vốn: NHCSXH Huyện Mỹ Đức phải hoạt động trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và đời sống văn hóa xã hội của người dân Việt Nam có những biến đổi tiêu cực, khó kiểm soát. Là một huyện trực thuộc thủ đô nhưng tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện chưa cao (năm 2017 tốc độ phát triển KT – XH đạt 9,2%; trung tâm thành phố đạt 12 %; Đông Anh đạt 9,8 %) trong khi đó những tác động tiêu cực của đô thị hóa ngày càng thể hiện rõ nét trong đời sống văn hóa xã hội của nhân dân trong huyện. Tiêu biểu trong số đó là việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vẫn cao và tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp trong huyện còn cao. Về chính trị, tại Huyện Mỹ Đức trong thời gian qua cũng có nhiều bất ổn, đặc biệt làm vụ nhân dân biểu tình đòi đất tại Đồng Tâm.

HỘI SỞ CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ban Giám đốc Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ NHCSXH huyện Mỹ Đức

Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Mỹ Đức

Tổ giao dịch lưu động xã, phường

Tổ tiết kiệm và vay vốn

Người

Năm 2017, Mỹ Đức lại ngập sâu trong lũ ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của Huyện. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của NHCSXH huyện vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là:

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của NHCSXH huyện Mỹ Đức

ST T Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng nguồn vốn huy động và quản lý Giá trị 208.71 8 221.91 0 241.322 256.26 0 302.87 9 Tăng so với năm trước - 6,3 % 8,7 % 6,2 % 18,2 % 2 Vốn trung ương điều chuyển Giá trị 173.08 3 180.50 8 192.216 199.38 8 197.97 3 Tăng so với năm trước - 4,3 % 3,7 % 3,73% - 0,7 % 3 Vốn nhận ủy thác đầu tư Giá trị 34.070 39.127 45.632 52.525 98.641 Tăng so với năm trước - 14,8 % 16,6 % 15 % 87,8 % 4 Vốn huy động tiết kiệm thông qua tổ TK & VV Giá trị - 2.275 3.474 4.347 6.265 Đạt so với kế hoạch - 106 % 125 % 116 % 102 %

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Qua bảng số liệu cho thấy:

- Tổng nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH huyện Mỹ Đức liên tục tăng qua các năm. Năm 2014 đạt 221.910 triệu, tăng 13.192 triệu so với 2013, tức tăng 6,3 %. Năm 2015 đạt 241.322 triệu, tăng 19.412 triệu so với 2014, tức tăng 8,7 %. Năm 2016 đạt 256.260 triệu, tăng 46.619 triệu so với 2015, tức tăng 6,2 %. Năm 2017 đạt 302.879 triệu, tăng 19.412 triệu so với 2016, tức tăng 18,2 %. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH huyện Mỹ Đức không ổn định, tốc độ tăng năm sau so với năm trước đạt mức cao nhất ở năm 2017 với 18,2 %; tiếp theo là năm 2015 với 8,7 %. Năm 2014 và 2016 tốc độ tăng tương đương nhau đạt 6,2 % và 6,3 %.

Tổng nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH huyện Mỹ Đức chủ yếu lấy từ nguồn vốn trung ương điều chuyển. Năm 2014 vốn trung ương điều chuyển đạt 180.508 triệu đồng chiếm 81,3% tổng nguồn vốn. Năm 2015 đạt 192.216 - chiếm 79,6 %; năm 2016 đạt 199.388 - chiếm 77,8 %; năm 2017 đạt 197.973- chiếm 65,4 %. Như vậy, mặc dù tổng nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH Mỹ Đức liên tục tăng nhưng tỷ trọng vốn trung ương điều chỉnh lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy hoạt động nhận ủy thác vốn và huy động vốn qua tổ tiết kiệm của ngân hàng đã ngày càng hiệu quả. Điều đó cũng đồng nghĩa với ngân hàng đã nhận được sự tín nhiệm ngày càng nhiều hơn của nhân dân.

Về nguồn vốn nhận ủy thác và đầu tư các năm giai đoạn 2013, 2017 lần lượt đạt 34.070; 39.127; 45.632; 52.525; 98.641 triệu đồng. Tốc độ tăng vốn nhận ủy thác và đầu tư năm sau so với năm trước liên tục tăng, lần lượt đạt 14,8 % năm 2014; 16,6 % năm 2015; 15 % năm 2016 và 87,8 % năm 2017. Năm 2017, tổng nguồn vốn nhận ủy thác và đầu tư của NHCSXH Mỹ Đức tăng đột biến là do ngân hàng đã tạo được uy tín nên nhiều tổ chức đoàn thể trong huyện ủy thác cho vay đầu tư. Nhờ nâng cao uy tín hoạt động cộng với đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, liên tục củng cố và tăng cường phối hợp với các tổ chức đoàn thể tại tất cả các xã trong huyện nên số vốn nhận ủy thác đầu tư của huyện tăng cao. Năm 2015 là năm NHCSXH huyện Mỹ Đức vượt chỉ tiêu cao nhất về nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư – đạt 125 %.

Về huy động tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn: Hội đoàn thể các cấp đã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Mỹ Đức tuyên truyền, vận động để nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả. Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ đã tạo ý thức tiết kiệm cho khách hàng vay vốn, góp phần tạo nguồn vốn để cho vay. Đến năm 2017, toàn huyện có 347/347 Tổ TK&VV thực hiện huy động TGTK, đạt 100% số tổ TK&VV trên địa bàn huyện với số vốn huy động là 6.265 triệu đồng, tăng 1.918 triệu đồng so với năm 2016, đạt 102% kế hoạch

năm. Đặc biệt, trong năm 2017, ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động tiết kiệm trong dân với số tiền đạt 11.801 triệu đồng, tăng 9.882 triệu đồng so với đầu năm, đạt 230% kế hoạch năm 2017. Trong đó, huy động tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã là 5.081 triệu đồng, tăng 4.133 triệu so với đầu năm, đạt 161% kế hoạch năm 2017. So với năm 2014, số tiền huy động qua tổ tiết kiệm và vay vốn năm 2017 tăng gần gấp 3 lần, tương đương tăng 175,4 %.

Huy động vốn tốt là cơ sở để NHCSXH huyện Mỹ Đức thực hiện tốt công tác cho vay tín dụng và các nghiệp vụ khác của ngân hàng.

Về hiệu quả hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động được của NHCSXH huyện Mỹ Đức được sử dụng để cho vay tín dụng. Hoạt động này đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói chung; sự phát triển về đời sống kinh tế của nhân dân trong huyện nói riêng. Vốn của NHCSXH đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội của huyện.

Bảng 2.2: Hiệu quả kinh tế xã hội từ hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mỹ Đức

ĐVT: Hộ; người

STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

1 Tổng số lượt hộ được vay 5.071 5.331 4.931 5.162

2 Hộ nghèo 1.303 1.450 843 431

3 Hộ cận nghèo 647 642 356 275

4 Hộ mới thoát nghèo 0 0 782 1.126

5 Cho vay giải quyết việc làm 916 1.140 947 1.808

6 Cho vay HS SV 204 302 165 203

7 Cho vay NS & VSMT 1.862 1.758 1.838 1.377

8 Cho vay hộ gia đình SXKD trong vùng

khó khăn 139 262 127 110

9 Số lao động được tạo việc làm 6.500 4.600 3.190 1.892 10 Số học sinh sinh viên được vay vốn 1.800 1.081 333 301 11 Số công trình nước sạch được sửa chữa

và xây mới 1.754 1.758 1.838 1.377

12 Số công trình vệ sinh 1.622 1.703 1.690 9.81

13 Số hộ được thoát nghèo 280 320 322 900

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Nhờ vốn vay của NHCSXH huyện, năm 2014 có 280 hộ được thoát nghèo; 6.500 lao động được tạo việc làm thông qua sử dụng vốn vay của ngân hàng; 1.800 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để tiếp tục học tập; 1.754 công trình nước sạch được sửa chữa và vay mới; 1.622 công trình vệ sinh môi trường được xây dựng trên địa bàn huyện. Đến năm 2017, số hộ được thoát nghèo trên địa bàn huyện là 900 hộ, tăng 620 hộ so với năm 2014, tức tăng 221 %. Số lao động được tạo việc làm thông qua vốn ngân hàng là 1.892 lao động; số sinh viên được vay vốn là 301 sinh viên. Sở dĩ, số hộ gia đình, số học sinh sinh viên, số công trình NS & VSMT được vay vốn năm 2017 giảm so với năm 2014 là do bắt đầu từ năm 2016, ngân hàng áp dụng cho vay hộ mới thoát nghèo và tập trung nguồn vốn vay cho đối tượng này nên nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng khác bị giảm. Hơn nữa, đối với cho vay công trình NS & VSMT, vì số công trình trên địa bàn huyện đã được phủ kín nên nhu cầu vay cũng ít hơn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w