Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 93 - 98)

3.2.1.1. Củng cố và hoàn thiện hệ mạng lưới tín dụng

NHCSXH huyện Mỹ Đức được thành lập và đi vào hoạt động được hơn 14 năm nhưng hiện nay bộ máy tổ chức và mô hình mạng lưới của ngân hàng còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải củng cố và hoàn thiện trong những năm tới để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Về bộ máy tổ chức phải có kế hoạch đào tạo, quy hoạch cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Ban giám đốc ngân hàng và các Tổ nghiệp vụ một cách kịp thời, đúng quy trình, đồng thời phải đảm bảo về chất lượng năng lực mọi mặt của cán bộ được bổ nhiệm. Có như vậy bộ máy lãnh đạo mới đủ sức lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Về mạng lưới hiện nay ngân hàng đã có hệ thống mạng lưới rộng khắp toàn huyện, bao gồm 22 xã và thị trấn. Phòng giao dịch cần tập trung nghiên

cứu và phối hợp với các Hội đoàn thể để xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án về tổ chức mạng lưới để hoàn thiện hệ thống mạng lưới theo hướng, thành lập thêm các tổ TK & VV ở các cơ sở, vì ngân hàng với tổng số 15 cán bộ, trong đó chỉ có 13 cán bộ nghiệp vụ (bao gồm cả Ban giám đốc) là quá mỏng, với biên chế này như vậy sẽ gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, dễ xảy ra tình trạng “khoán trắng” cho các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cho vay nhất là các xã miền núi và các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, diện tích rộng, dân số đông. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2015 cả huyện Mỹ Đức có 06 xã /22 xã, thị trấn có diện tích rộng lớn, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo cao và cách xa trung tâm huyện - chiếm 30% tổng số xã trong toàn huyện. Ở các xã này nên bố trí thêm cán bộ cho Tổ nghiệp vụ từ 01 đến 02 người. Có như vậy NHCSXH huyện Mỹ Đức mới có khả năng sâu sát khách hàng, kiểm soát tốt hơn vốn tín dụng ưu đãi từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo đạt hiệu quả.

3.2.1.2. Thành lập hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng

NHCSXH huyện Mỹ Đức cần hình thành nhóm quản trị RRTD, xây dựng hệ thống quản lý, kiểm soát, hạn chế và xử lý rủi ro trong toàn huyện. Tổ (nhóm) QTRRTD của ngân hàng nên bao gồm nhiều thành phần như ban đại diện NHCSXH huyện, giám đốc phòng giao dịch, tổ trưởng tổ tín dụng và và cán bộ hội, đoàn thể, cán bộ tại các điểm giao dịch. Tổ QTRRTD của ngân hàng cần quán triệt phương châm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho tất cả các cán bộ NHCSXH huyện và cán bộ các điểm giao dịch, cán bộ tổ TK &VV theo ủy thác. Chức năng, nhiệm vụ của tổ QTRRTD như sau :

Tổ Quản trị rủi ro tín dụng là cơ quan tham mưu cho giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tại NHCSXH huyện Mỹ Đức; giám sát hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nhằm đảm bảo Ngân hàng có một khung khổ và quy trình quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả. Tổ Quản trị rủi ro thị trường có nhiệm vụ :

động trong các hoạt động rủi ro tín dụng của ngân hàng;

- Chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các hoạt động nghiên cứu, cải tiến/chuyển đổi về quy trình, chính sách, thực hiện các dự án quan trọng trong quá trình hoàn thiện chức năng quản trị rủi ro dưới sự giám sát của giám đốc chi nhánh.

- Thảo luận, xem xét các rủi ro phát sinh trong hoạt động Ngân hàng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, các chính sách nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro và mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

- Hình thành và quản lý hệ thống thông tin khách hàng làm cơ sở cho việc theo dõi, kiểm soát các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hệ thống thông tin khách hàng cần đảm bảo :

+ Hệ thống quản lý rủi ro phải độc lập tương đối so với hệ thống quản lý tín dụng, Bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm soát công tác phòng ngừa, hạn chế, xử lý rủi ro.

+ Hệ thống thông tin, báo cáo rủi ro phải đảm bảo tính xác thực để có biện pháp xử lý chính xác và xác định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch.

+ NHCSXH huyện Mỹ Đức cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, đảm bảo tính xác thực và cập nhật thường xuyên để có biện pháp xử lý thích hợp khi xét duyệt cho vay, xử lý nợ đến hạn, xử lý rủi ro hiệu quả cho khách hàng, nhờ đó đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho chính NHCSXH.

3.2.1.3. Đa dạng hoá các phương thức cho vay

Về phương thức cho vay: Quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiện nay của NHCSXH huyện Mỹ Đức được thực hiện theo quy trình chung do NHCSXH Việt Nam ban hành. Thực tế áp dụng tại huyện còn nhiều bất cập nên cần phải đa dạng các phương thức cho vay để phù hợp với quá trình chu chuyển tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo. Làm thế nào để giải ngân phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và mức nhu cầu vốn ví dụ như hộ nghèo vay trồng cây công nghiệp, trồng rừng, nhu cầu vay vốn của họ không thể một lần mà phải chia nhiều kỳ từ chuẩn bị đất trồng, chăm sóc, thu hoạch có loại cây chu kỳ 3-5 năm do vậy không thể cho vay từng lần. Hoặc trường hợp hộ nghèo vay vốn làm dịch vụ, mua bán nhỏ có thu nhập thường xuyên hàng tuần, có thể trả nợ dần.

Phương thức cho vay theo phương án sản xuất, giải ngân theo tiến độ thực hiện phương án: Đối với các hộ nghèo vay vốn trồng rừng, trồng lâu năm, nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày nên áp dụng phương thức cho vay này. Khi có nhu cầu vay vốn hộ vay lập phương án sản xuất nêu rõ quy trình đầu tư, trong đó xác định rõ những thời điểm cần tiền để chi phí vào quá trình sản xuất. Qua đó ngân hàng thẩm định nếu đủ điều kiện cho vay, tiến hành làm thủ tục trong cam kết cho vay chia quá trình giải ngân làm nhiều kỳ phù hợp với quá trình chi phí đầu tư của người vay.

Phương thức cho vay nợ gốc trả dần với kỳ trả nhiều hơn (trả góp): Đối với những hộ mua bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ có thu nhập thường xuyên hàng ngày nên áp dụng phương thức trả dần gốc làm nhiều kỳ có thể trả dần hàng tuần, hàng tháng. Đây là một hình thức trả nợ tương đối thích hợp với đa số hộ nghèo và có lợi cho cả ngân hàng, không những tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng doanh số thu nợ, doanh số cho vay và đặc biệt là giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Bản thân nhiều hộ nghèo cũng mong muốn và sẵn sàng trả nợ bằng hình thức trả góp. Với hình thức này, NHCSXH có thể áp dụng thông qua uỷ nhiệm qua Tổ TK&VV.

3.2.1.4. Điều chỉnh mức cho vay phù hợp

Trên cơ sở phân loại khách hàng kể cả đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân, khách hàng vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo cần phân loại theo mức độ nghèo khác nhau: Hộ nghèo nhất, hộ nghèo trung bình, có điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn (thuộc đối tượng nghèo theo qui định: under poverty line), hộ cận nghèo (trên mức nghèo trung bình – above poverty line)…để xác định mức cho vay, phương thức cho vay và các biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tình trạng tái nghèo là do mức cho vay chưa phù hợp. Nếu hộ vay chưa có kinh nghiệm sản xuất, sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền thích hợp có thể dẫn đến vốn vay không sinh lời, không hiệu quả, thất thoát vốn, mất khả năng chi trả. Với hộ có đủ năng lực nhưng mức cho vay vay không đủ để đầu tư sản xuất kinh doanh,

đặc biệt là đa dạng hóa và đầu tư theo chiều sau thì hộ nghèo khó vươn lên thoát nghèo bền vững. Để bù đắp khoản chi phí thiếu hụt đó, đôi khi họ buộc phải vay trên thị trường không chính thức, khi có thu nhập họ sẽ thanh toán cho các khoản vay trên thị trường không chính thức trước sau đó trả nợ cho ngân hàng.

Tương tự các đối tượng tham gia xuất khẩu lao động hầu hết thuộc diện nghèo, thu nhập bình quân thấp, không có tích luỹ để tự thân có thể trang trải toàn bộ các chi phí. Vì vậy chương trình cho vay đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cần được tăng mức vay để đảm bảo các chi phí đào tạo, người lao động đến được thị trường tốt hơn, xóa đói giảm nghèo nhanh chóng hơn.

Việc xác định mức cho vay hợp lý, phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng của hộ có vị trí rất quan trọng. Ngoài ra, cũng cần phải có qui định về cho vay bổ sung để giúp hộ nghèo khắc phục khó khăn tạm thời về dòng tiền, tránh tình trạng hộ vay phải đi vay thị trường không chính thức lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc vay ngoài để trả cho ngân hàng rồi lại đi vay ngân hàng để trả nợ.

3.2.1.5. Tuân thủ đúng qui trình tín dụng

Đối với hộ vay vốn để đảm bảo đúng đối tượng và có phương án sử dụng vốn thích hợp, NHCSXH huyện Mỹ Đức cần xây dựng hệ thống thông tin ban đầu một cách trung thực (như một dạng điều tra, thẩm định ban đầu) và cập nhật thường xuyên về khách hàng, có thể thực hiện được bằng việc xây dựng mẫu và giao việc thu thập thông tin cho tổ TK &VV, đào tạo hướng dẫn tổ TK &VV thực hiện. Từ đó xác định được nhu cầu và khả năng vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ vay, tránh tình trạng cho vay cào bằng.

+ Đối với chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, NHCSXH huyện cần xem xét kỹ hơn về đối tượng là công ty tuyển dụng (đảm bảo đã đăng ký và trong danh mục doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động) để tránh trường hợp cho vay nhưng hộ vay lại nộp tiền cho những kẻ lừa đảo mạo danh công ty tuyển dụng dẫn đến mất vốn. Ngoài ra NHCSXH huyện cũng cần yêu cầu hộ vay cam kết không vi phạm

pháp luật các nước nơi họ đi lao động để tránh các trường hợp bị phạt tù, bị trục xuất về nước cũng dẫn đến khả năng không hoàn trả được vốn vay.

Về qui trình thẩm định của chương trình cho vay Giải quyết việc làm đề nghị NHCSXH huyện được quyền chủ động trong khâu thẩm định. Hiện nay cơ quan lao động thương binh và xã hội chủ trì trì thẩm định và UBND cấp huyện phê duyệt rất phức tạp, gây phiền hà (6 tháng hoặc 1 năm họ mới thực hiện 1 lần).

Thẩm định khách hàng là quá trình kiểm tra đánh giá lại đối tượng khách hàng, năng lực tài chính và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng một cách khách quan, khoa học và toàn diện để ra quyết định cho vay hiệu quả.

Trong hoạt động của ngân hàng, thẩm định khách hàng là vấn đề rất quan trọng, là công việc không thể thiếu trong cho vay của ngân hàng. Thông qua thẩm định khách hàng, ngân hàng đánh giá chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng. Trong quá trình thẩm định, ngân hàng có thể tham gia đóng góp ý kiến cho khách hàng với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w