Phương hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 92 - 93)

3.1. Mục tiêu, phương hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã

3.1.3. Phương hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị RRTD của ngân hàng và coi nó như một bộ phận độc lập, chuyên trách về QTRRTD. Xây dựng cơ chế làm việc, cơ chế phối hợp của bộ phận với các bộ phận khác trong ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bộ phận QTRRTD có thể bao gồm 1-3 nhân viên làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc phòng giao dịch làm nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng và tham mưu cho giám đốc chi nhánh các biện pháp, chính sách có thể kiểm soát giao dịch tại ngân hàng.

2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 09/2004/CT-TTg nhằm tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền huyện Mỹ Đức đối với hoạt động của NHCSXH, đặc biệt là sự ủng hộ về nguồn vốn, cơ sở vật chất để thực hiện tốt cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tích cực khai thác nguồn vốn tại địa phương, thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tháng qua tổ TK&VV làm cơ sở cho các hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng.

3. Chỉ đạo các tổ, điểm giao dịch thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao hàng năm. Chủ động nắm bắt nợ đến hạn, đôn đốc thu hồi, xử lý nợ quá hạn, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Hoàn thiện hồ sơ cho vay quay vòng kịp thời, đúng đối tượng, không để tồn đọng vốn.

4. Tăng cường phối hợp NHCSXH huyện và các tổ chức Hội đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Văn bản liên tịch, Hợp đồng uỷ thác, uỷ nhiệm đã được ký kết, nâng cao chất lượng hoạt động uỷ thác; không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV… để phương thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức Hội đoàn thể ngày càng an toàn, hiệu quả.

5. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Điểm trực giao dịch cấp xã; Tổ giao dịch lưu động ở các xã theo văn bản 2064A/NHCS của Tổng giám đốc NHCSXH thành phố Hà

Nội nhằm từng bước hoàn thiện mô hình quản lý của NHCSXH huyện làm cho NHCSXH thực sự là Ngân hàng của dân, gần dân, sát dân từ đó khẳng định vị thế và vai trò của NHCSXH trong đời sống kinh tế, xã hội.

6. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại công văn 4344/UBND ngày 7/6/2012, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng cấp xã, Tổ; đôn đốc thu nợ cấp xã. Phối hợp thực hiện tốt phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng tại các xã có nợ quá hạn trên 2% .

7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Ban đại diện HĐQT, của NHCSXH và các tổ chức Hội đoàn thể nhận uỷ thác nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót để đảm bảo an toàn hiệu quả đồng vốn của Nhà nước.

8. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ NHCSXH, cán bộ các Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

9. Thường xuyên phối hợp với đài truyền thanh của huyện, xã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về NHCSXH, công khai hoá các chủ trương chính sách mới về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w