Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình sử dụng tín dụng của

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 73 - 79)

2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình sử dụng tín dụng của

của khách hàng

Trong quá trình sử dụng tín dụng của khách hàng tại NHCSXH huyện Mỹ Đức cũng tồn tại nhiều RRTD như: (i) Khách hàng sử dụng tín dụng sai mục đích; (ii) Khách hàng chết hoặc gặp rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng trả nợ; (iii) Rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…; (iv) Khách hàng cố tình không trả nợ. Để hạn chế những rủi ro này, NHCSXH huyện đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng tín dụng của khách hàng. Kế hoạch kiểm tra, giám sát được thực hiện theo năm, sau đó chia nhỏ theo quý, tháng. Nội dung kiểm tra tập trung vào:

(1) Kiểm tra tính pháp lý về hồ sơ tín dụng:

- Hồ sơ của Tổ TK&VV, hồ sơ khách hàng: Kiểm tra về đối tượng thụ hưởng, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; kiểm tra việc chấp hành quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, gia hạn nợ, cho vay lưu vụ, chuyển nợ quá hạn, phân kỳ hạn trả nợ…

- Kiểm tra tính pháp lý và hồ sơ thực hiện đảm bảo tiền vay, giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp, bảo lãnh…

- Kiểm tra hồ sơ cho vay cơ sở SXKD thuộc dự án GQVL, do ngân hàng trực tiếp cho vay về tính pháp lý của hồ sơ, chất lượng thẩm định, việc sử dụng vốn của dự án, việc thu hút lao động, đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn, điều chỉnh, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn và đôn đốc xử lý nợ quá hạn.

(2) Kiểm tra chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, chủ dự án, kiểm tra đối chiếu tại hộ vay:

- Thực hiện kiểm tra, đối chiếu trực tiếp một số khách hàng vay vốn về sử dụng tiền vay, gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, các món vay có tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ, việc chấp hành qui định về trả gốc và lãi. Kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV trong việc thành lập, bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm, xử lý các trường hợp quá hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích…

- Kiểm tra, rà soát chất lượng việc kiện toàn hoạt động của Tổ TK&VV theo văn bản số 1365/NHCS-TDNN ngày 04/5/2013 của Tổng Giám đốc về việc hướng dẫn triển khai Quyết định 15/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị và văn bản 1004/NHCS-TDNN của Tổng Giám đốc; việc chia tách sát nhập tổ viên Tổ TK&VV theo văn bản 1670/NHCS-TDNN ngày 08/5/2012 của Tổng Giám đốc. Đánh giá việc phân loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV theo qui định tại văn bản 79/NHCS-TDNN ngày 12/01/2015, văn bản 1917/NHCS-TDNN ngày 29/7/2011 của Tổng Giám đốc.

- Kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV về việc lưu giữ hồ sơ, tài liệu, sinh hoạt Tổ, thực hiện họp giao ban hàng tháng và các nghiệp vụ giao dịch với Ngân hàng, công tác quản lý tổ viên, công tác thu lãi và thu tiết kiệm thực hiện kiểm tra 100% các thành viên trong tổ.

- Kiểm tra, đối chiếu khách hàng vay vốn để xác định; tính đúng đắn hợp lý về đối tượng cho vay, việc bình xét sử dụng tiền vay, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm, khả năng trả nợ, lưu giữu sổ vay vốn của hộ vay…

- Kiểm tra thực tế tại các dự án vay vốn GQVL do Ngân hàng trực tiếp cho vay để xác định việc sử dụng tiền vay, thu hút lao động; tài sản đảm bảo tiền vay, tình hình khả năng trả nợ, những biện pháp sử lý các tồn tại sau kiểm tra, phúc tra.

(3) Kiểm tra thực hiện uỷ thác từng phần cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua các tổ chức chính trị – xã hội:

Kiểm tra việc phối hợp triển khai các nhiệm vụ ủy thác của các tổ chức chính trị-xã hội cấp xã về củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ

TK&VV; phối hợp sử lý các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khoanh, lãi tồn đọng, vụ việc tham ô, sử dụng vốn sai mục đích; các giải pháp huy động vốn; tổ chức họp giao ban theo định kỳ, nội dung họp giao ban, chấm điểm tổ TK&VV; thực hiện kế hoạch kiểm tra theo hướng dẫn số 789/NHCS-KTNB ngày 10/4/2009 của Tổng Giám đốc….; từ đó đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện ủy thác.

(4) Kiểm tra việc chấp hành qui trình hoạt động theo Tổ giao dịch xã theo văn bản 4030/NHCS-TDNN ngày 10/12/2014; Quyết định 382/QĐ- NHCS ngày 27/01/2014; văn bản 2688/NHCS-KTTC ngày 30/7/2013; văn bản 2934/NHCS-TDNN ngày 02/12/2011 và các văn bản khác của Tổng Giám đốc.

- Thực hiện các nội dung công khai tại điểm giao dịch xã: biển chỉ dẫn, biển điểm giao dịch; lịch giao dịch; phân công nhiệm vụ của Tổ giao dịch xã…

- Trang bị thiết bị cho tổ giao dịch lưu động tại xã: như máy tính xách tay, máy in, máy đếm tiền, thùng tôn, máy phát điện, thiết bị phòng cháy, phương tiện vận chuyển, công cụ hỗ trợ…

- Quy trình nghiệp vụ giao dịch tại xã: lập chứng từ thu, chi và thục hiện các khoản thu, chi; nhận hồ sơ vay vốn đề nghị gia hạn nợ….của khách hàng; phát hành biên lai thu lãi, tiết kiệm, bàn giao bảng kê 13/TD cho tổ trưởng Tổ TK&VV; tổ chức họp giao ban với đại diện lãnh đạo Hội đoàn thể cấp xã, tổ trưởng Tổ TK&VV và một số công việc khác tại điểm giao dịch.

Với những nội dung kiểm tra trên, hoạt động kiểm tra của ngân hàng huyện trong những năm qua được thực hiện như sau:

Bảng 2.5: Hoạt động kiểm tra của NHCSXH huyện Mỹ Đức

ST T

Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017

1 Số đoàn kiểm tra 9 9 11 22 22

2 Số điểm giao dịch 22 22 22 22 22

3 Số đơn vị nhận ủy thác cấp xã

20 21 26 42 73

5 Số hộ vay 204 218 227 326 588

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Qua bảng số liệu cho thấy, hoạt động kiểm tra của ngân hàng ngày càng sâu sát hơn, được thực hiện chặt chẽ hơn. Điều này thể hiện qua số đoàn kiểm tra của ngân hàng, số đơn vị được kiểm tra, số tổ được kiểm tra và số hộ cho vay được kiểm tra liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, ngân hàng có 9 đoàn kiểm tra tại 22 điểm giao dịch cấp xã thực hiện kiểm tra tại 20 đơn vị nhận ủy thác cấp xã, 61 tổ TK &VV và 204 hộ gia đình được vay. Đến năm 2017, số đoàn kiểm tra là 22 đoàn thực hiện kiểm tra tại 73 đơn vị ủy thác cấp xã, 346 tổ TK & VV và 588 hộ được vay. Quá trình kiểm tra đã phát hiện một số sai sót trong quá trình cấp tín dụng của các tổ như trường hợp sai phạm của xã An Mỹ, An Phúc cán bộ tín dụng cố tình cho vay sai đối tượng hoặc trường hợp nhiều hộ gia đình tại An Tiến, Đại Xuyên, Bột Hưng sử dụng vốn vay phát triển kinh tế để tiêu dùng cá nhân. Quá trình kiểm tra của ngân hàng huyện cũng cho thấy còn nhiều sai sót, bất cập trong quá trình cho vay tín dụng của ngân hàng. Cụ thể là:

(i)Công tác bình xét vay vốn tại nhiều tổ TK&VV chưa có sự tham gia chứng kiến đầy đủ cả các thành phần theo quy định; chưa phổ biến đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của hộ vay khi tham gia tổ TK&VV. Chính vì vậy để xảy ra nhiều tồn tại sau khi cho vay như vay trùng chéo trong hộ gia đình, sử dụng vốn sai mục đích, hộ vay không tích cực gửi tiết kiệm qua Tổ hay không tự giác trong việc trả lãi, trả gốc khi đến hạn.

(ii) Hoạt động của Ban quản lý tổ tại nhiều tổ mang tính chất hình thức, chưa phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ các thành viên Ban quản lý tổ, đặc biệt là vai trò của tổ phó đối với hoạt động của tổ.

(iii) Công tác lưu giữ, ghi chép hồ sơ còn chưa đầy đủ, khoa học, chưa hoàn thiện đầy đủ các yếu tố trong chứng từ để thực hiện giao dịch với Ngân hàng, như việc tổ trưởng ký hộ người người vay, ghi chép thiếu các nội dung trên bảng kê 13/TD; chưa giao đầy đủ Biên lai 01/BL cho người vay và chưa

chú trọng thực hiện trả Biên lai thừa cho Ngân hàng; còn xảy ra tình trạng nộp hộ gốc cho người vay…

(iv) Một số Ban quản lý Tổ chưa tích cực trong việc giám sát, đôn đốc hộ vay trong quá trình sử dụng vốn nên chưa kịp thời nắm bắt tình hình sử dụng vốn của hộ vay để có biện pháp xử, phản ánh tới HĐT và NHCSXH.

(v) Nhận thức, trình độ của các tổ trưởng tổ TK&VV chưa đồng đều, chưa chủ động, kịp thời nắm bắt các chủ trương chính sách của HĐT, của NHCSXH đối với tín dụng chính sách trên địa bàn, dẫn đến việc phổ biến không đầy đủ, sai lệch các chính sách tới hộ vay.

Kiểm tra quá trình sử dụng tín dụng của các hộ vay cũng phát hiện nhiều sai sót trong quá trình sử dụng tín dụng, cụ thể là:

- Hộ vay không thực hiện đúng quy chế hoạt động của Tổ TK&VV, không nộp lãi, tiết kiệm, trả gốc đúng hạn, tổ trưởng phải đôn đốc nhiều lần.

- Hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, còn tình trạng vay ké, vay hộ, vay chồng chéo (cùng 1 hộ gia đình vợ chồng vay 2 sổ).

- Hộ vay không giữ sổ vay vốn và biên lai thu lãi hàng tháng, không biết chương trình vay vốn gì, nguồn vốn của NHCSXH hay của Hội đoàn thể, tiền lãi, tiết kiệm hàng tháng là bao nhiêu.

- Hộ vay có khả năng nhưng chây ỳ, cố tình không trả nợ làm tăng nợ quá hạn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của đơn vị.

Những hạn chế này đòi hỏi ngân hành cần có biện pháp quản trị RRTD chặt chẽ hơn nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương giao cho ngân hàng.

Trong quá trình sử dụng tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức cũng có một số trường hợp khách hàng gặp rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng. Khi cho vay, NHCSXH huyện yêu cầu rất rõ khách hàng vay phải nộp bản kế hoạch sử dụng vốn vay và cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, thực tế vẫn thường xảy ra tình hình người vay tiền cho mục đích sản xuất này nhưng thực tế sử dụng hoàn toàn vào một lĩnh vực khác. Đối với một số trường hợp là cho vay hộ nghèo, NHCSXH huyện đã du di, bỏ qua và chỉ yêu cầu các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả để thoát nghèo. Tuy nhiên đối với sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là đối với hộ

nghèo, vùng nghèo thì nếu đầu tư một cách tự phát không tính toán hiệu quả, không đảm bảo yếu tố kỹ thuật và đầu ra của thị trường thì khó kiểm soát được rủi ro thì hoạt động cho vay này vô cùng rủi ro. Ngoài ra nhiều trường hợp hộ vay sử dụng không đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà vào mục đích khác như ma chay, cưới xin, mua sắm tiêu dùng...thì vốn vay trở thành gánh nặng cho hô gia đình, nguy cơ nợ quá hạn và rủi ro mất vốn cao.

NHCSXH huyện cũng đã tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn vay của NHCSXH; kiểm tra của Tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội các cấp; các hồ sơ và mẫu biểu thực hiện đối chiếu nợ vay dành cho NHCSXH huyện và tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các Tổ TK&VV.

Đặc biệt NHCSXH huyện thực hiện công khai dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại điểm giao dịch đặt ở UBND xã theo văn bản 2064A/NHCS-TD ngày 22/4/2004 về tổ chức và hoạt động của điểm giao dịch xã, tạo điều kiện để người dân nắm được thông tin tín dụng của mình và những người vay vốn của toàn xã. Thông qua hình thức này NHCSXH đã phát hiện được một số trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn của Tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội đồng thời ngăn ngừa, hạn chế tình trạng này.

Năm 2017 cũng là năm huyện Mỹ Đức gặp phải vấn đề thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhân dân trong huyện, đặc biệt là cho phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Do ảnh hưởng của mưa lũ, nước ngập sâu tại nhiều nơi khiến huyện Mỹ Đức mất trắng hơn 2.200 héc ta cây vụ đông và 1.800 héc ta thủy sản, thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn. Tính riêng thôn La Đồng (xã Hợp Tiến), toàn bộ diện tích vụ đông hơn 300 héc ta trồng đỗ tương và bưởi của người dân gần như mất trắng chỉ sau một đêm. Thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng vốn vay và khả năng thanh toán của nhiều hộ vay trên địa bản Huyện. Để kiểm soát chất lượng, ngân hàng đã chỉ đạo cán bộ tín dụng xuống địa bàn phối hợp với cán bộ tổ TK & VV kiểm tra, lập danh sách các hộ vay bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đồng thời, dự đoán mức độ thiệt hại, khả năng trả vốn vay của khách hàng và báo cáo lãnh đạo ngân

hàng. Nhờ đó, ngân hàng đã nắm rõ mức độ thiệt hại cũng như số hộ thiệt hại của người vay, trên cơ sở đó có kế hoạch khoanh nợ và xử lý nợ phù hợp.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w