Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 89 - 91)

3.1. Mục tiêu, phương hướng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã

3.1.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Thực hiện Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012 Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020; Đảm bảo cung cấp dịch vụ tới 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn, góp phần thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 Ngân hàng CSXH huyện Mỹ Đức đề ra mục tiêu hoạt động tín dụng chính sách và quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2020 như sau:

Về mục tiêu hoạt động tín dụng: Mục tiêu tổng quát của ngân hàng là phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng đề ra các mục tiêu cụ thể là:

- Hàng năm, phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận sản phẩm và dịch vụ của NHCSXH cung cấp.

- Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch được NHCSXH Thành phố và UBND huyện giao hàng năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng từ 10-15%/ năm.

- Hệ số sử dụng vốn đạt trên 99%. Tỷ lệ thu lãi đạt trên 96%.

- Phấn đấu đạt 100% khách hàng vay vốn thực hiện gửi tiết kiệm và hàng năm số tiền gửi của khách hàng tăng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/khách hàng.

- Công tác kiểm tra kiểm soát: xây dựng và hoàn thành 100% kế hoạch kiểm tra hàng năm của Ban đại diện, các Hội đoàn thể nhận ủy thác, kiểm tra của NHCSXH đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển NHCSXH

giai đoạn 2011-2020 phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương..

Về mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất mà các NHCSXH gặp phải. Để đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn nhưng vẫn giữ được rủi ro trong giới hạn cho phép, Ngân hàng CSXH huyện Mỹ Đức cần phải tăng cường công tác quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Trên cơ sở mục tiêu phát triển của ngân hàng, mục tiêu của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng là:

Hoàn thiện quy trình quản trị RRTD tại ngân hàng; tăng cường công tác quản trị RRTD để đảm bảo tỷ trọng RRTD của ngân hàng là thấp nhất, trong ngưỡng cho phép. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, mục tiêu cụ thể của QTRRTD tại ngân hàng trong thời gian tới là xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo các cấu phần sau:

- Mô hình quản lý rủi ro thống nhất với sự tham gia của ban đại diện NHCSXH thành phố Hà Nội, Ban đại diện NHCSXH huyện Mỹ Đức, Ban lãnh đạo ngân hàng, các điểm giao dịch và HĐT nhằm xây dựng và khuyến khích một văn hoá quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như các điểm giao dịch tại ngân hàng;

- Các chính sách, quy trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất;

- Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản lý rủi ro;

- Chuyển từ quy trình quản trị rủi ro phi tập trung sang mô hình quản trị rủi ro tập trung độc lập và toàn diện hơn. Tập trung dự báo và quản lý rủi ro được thiết lập như một bộ phận độc lập, đảm bảo rằng các loại rủi ro được đo lường, giám sát một cách khách quan, hợp lý và toàn diện.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin nội bộ bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu:

+ Quản lý và cảnh báo rủi ro tín dụng.

+ Quản lý hạn mức tín dụng theo từng chương trình cho vay.

+ Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được xử lý rủi ro. + Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro.

+ Quản lý lịch sử sử dụng tín dụng của khách hàng.

+ Quản lý danh mục khách hàng đã được vay theo các chương trình ưu đãi - Tăng cường tổ chức công tác đào tạo để nâng cao nhận thức, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro, chú trọng đến những kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam;

- Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng CSXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w