Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 41 - 44)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính

chính sách

1.3.4.1. Các yếu tố chủ quan tại ngân hàng chính sách

- Quy trình tín dụng: QTRRTD gắn liền với quy trình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Quy trình tín dụng thể hiện đường lối, tư duy và mức độ phát triển của ngân hàng. Do vậy, nếu quy trình tín dụng phù hợp với quy mô ngân hàng, với bộ máy hoạt động, chất lượng cán bộ, môi trường kinh doanh,... thì sẽ thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững, đồng thời đảm bảo cho hoạt động QTRRTD đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, nếu quy trình tín dụng không phù hợp sẽ là lực cản đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng sẽ mất dần khách hàng, tốc độ tăng trưởng ì ạch, trì trệ. Ngoài ra quy trình không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng hệ thống nhận diện, cảnh báo sởm rủi ro tín dụng, cũng như hoạt động kiểm soát và xử lý các rủi ro tín dụng đã phát sinh, công tác tính toán và phân tích nhằm đánh giá mức độ rủi ro tín dụng sẽ không còn độ chính xác. Do vậy, có thể nói

quy trình tín dụng là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

- Chất lượng thông tin tín dụng: Ngày nay với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế với sự giao thoa và hội nhập văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống dần được thay đổi. Các thông tin và đặc điểm văn hóa của người vay vì thế cũng rất đa dạng. Nếu không nắm rõ thông tin của người vay hoặc chất lượng thông tin của người vay kém sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng. Vì vậy, bộ phận thông tin tín dụng ngân hàng với vai trò thu nhập, sàng lọc thông tin và đánh giá về các khách hàng sẽ hỗ trợ đáng kể thông qua cung cấp các thông tin cho bộ phận QTRRTD. Với nhiệm vụ như vậy nên chất lượng thông tin tín dụng là đặc biệt quan trọng, nếu thông tin không chuẩn xác, không có nguồn gốc, không chính thống,... thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới công tác nhận biết, phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ: Nhân tố này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động QTRRTD, khi ngân hàng xây dựng mô hình hoạt động, quy trình tín dụng và các chính sách tín dụng thì phải có đội ngũ cán bộ đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các mục đích mà ngân hàng đã đặt ra. Nếu chất lượng cán bộ không đáp ứng được các yêu cầu thực hiện thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến thực hiện các mục tiêu trong hoạt động QTRRTD của ngân hàng. Đạo đức của cán bộ cũng là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng như cố tình cho vay sai đối tượng, nợ là trong xác định mức tín dụng, cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.

- Cơ chế điều hành giật cục:Sự thay đổi liên tục, bất thường của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, NHNN và các hoạt động của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, tại ngân hàng thường xảy ra tình trạng điều hành giật cục, của các cấp có thẩm quyền thường xuyên ra nhiều quyết định về chính sách tín dụng, hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá,...và thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, do đó làm cho các bộ phận thực hiện bên dưới không thể theo kịp mức độ thay đổi này, điều này tác động lớn tới hoạt động quản trị rủi ro của chính ngân hàng.

- Quản lý của Nhà nước: Một số văn bản chính sách do Chính phủ, NHNN ban hành chưa rõ ràng và nhất quán, các văn bản được ban hành ra nhưng khả năng thực hiện trong thực tế còn nhiều hạn chế, làm cho các ngân hàng rất lúng túng trong việc ban hành các văn bản nội bộ để áp dụng. Điều này đã làm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trở nên bị động, buộc phải thay đổi hoặc hạn chế phát huy hiệu quả.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,…vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Đối với những ngân hàng lớn cấp tín dụng cho khách hàng đảm bảo bằng hàng hóa hoặc tín chấp đã gặp rủi ro giảm giá trị tài sản đảm bảo, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng.

- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết những khách hàng của Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị

các Ngân hàng nước ngoài thu hút.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w