Hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 61 - 67)

2.1. Khái quát về ngân hàng CSXH huyện

2.1.4. Hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng

Hiện nay, ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Đức thực hiện cho vay theo các chương trình cho vay sau:

* Cho vay hộ nghèo theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Đối tượng được vay vốn là các hộ nghèo theo chuẩn Trung ương, cư trú hợp pháp tại địa phương,có tên trong danh sách hộ nghèo của xã, là thành viên của tổ TK&VV. Các hộ vay theo chương trình này không phải thế chấp tài sản, được miễn phí thủ tục vay vốn.Mục đích sử dụng vốn vay: Phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và một phần nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt về sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông. Mức cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ.

* Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được vay vốn theo chương trình là các hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương, cư trú hợp pháp tại địa phương,có tên trong danh sách hộ cận nghèo được UBND cấp xã xác nhận, là thành viên của tổ TK&VV. Các hộ vay theo chương trình này không phải thế chấp tài sản và được miễn phí thủ tục vay vốn.Mục đích cho vay là sử dụng vốn vay để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mức cho vay tốt đa là 50 triệu đồng.

* Cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được vay vốn là các Hộ đã từng là Hộ nghèo, Cận nghèo nay đã thoát nghèo, được UBND cấp xã xác nhận. (Thời gian thoát nghèo tính từ khi hộ nghèo, hộ cận nghèo được loại ra khỏi danh sách nhưng tối đa là 03 năm). Mục đích sử dụng vốn vay là để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Phương thức cho vay là cho vay ủy thác, mức cho vay tối đa là50 triệu đồng/hộ.

* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên (HSSV)có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng,

trung cấp chuyên nghiệp và tại các Cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều kiện được vay vốn là HSSV cư trú hợp pháp tại địa phương; đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận của nhà trường; đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.

*Cho vay Giải quyết việc làm: Đối tượng được vay vốn là cơ sở sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Hộ kinh doanh hoặc người lao động. Mức cho vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tối đa là 01 tỷ đồng/01 dự án và không quá 50 triệu đồng/01 lao động được tạo việc làm; đối với hộ, người lao động tối đa là 50 triệu đồng.

Ngoài ra còn cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số Theo Quyết định số: 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/2009; cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Dự án KfW); cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II; cho vay đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ; cho vay Dự án Nippon và cho vay theo

Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Kết quả cho vay của ngân hàng giai đoạn 2013 – 2017 như sau:

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng doanh số cho vay 86.987 97.779 114.235 128.54 5 149.15 6 Tổng dư nợ tín dụng 208.392 221.802 240.868 287.45 1 302.03 2

Trong đó: Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn 152.894 54.498 167.980 53.822 186.098 54.770 218.00 0 69.451 247.98 6 54.046 Tăng trưởng DNTD so với

năm trước 7,9 % 8 % 8,6 % 13,5 % 17,9 %

Dư nợ tín dụng so với kế

hoạch 101 % 100% 99,7% 98,9 % 98 %

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Số liệu cho vay tín dụng của ngân hàng chính sách cho thấy tổng doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, doanh số cho vay đạt 86.987 triệu đồng; các năm 2014 đạt 97.779 triệu đồng; 2015 đạt 114.235 triệu đồng; năm 2016 đạt 128.545 triệu đồng và năm 2017 đạt 149.156 triệu đồng. Doanh số cho vay tín dụng tăng làm cho tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng cao. Năm 2013, tổng dư nợ tín dụng đạt 208.392 triệu đồng đến năm 2017 đạt 302.032 triệu đồng, tăng 93.640 triệu đồng tức tăng 45 %. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm sau so với năm trước ở năm 2013 đạt 7,9 % và đến năm 2017 đạt 17,9 %, tức tốc độ tăng cao hơn gấp đôi. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức, tỷ lệ nợ dài hạn thấp, chiếm khoảng từ 18 % đến 25 %. Năm 2003, tỷ trọng nợ dài hạn là cao nhất, đạt 26,1 % tương đương với 54.498 triệu đồng. Năm 2017 chiếm tỷ trọng thấp nhất với 17,9 % tương đương với 54.046 triệu đồng. Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng thấp là hoàn toàn phù hợp với đặc trưng

của NHCSXH Mỹ Đức vì cho vay của NHCSXH huyện tập trung chủ yếu cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên và các đối tượng chính sách. Các đối tượng này có mức nhỏ, thời hạn ngắn.

So với kế hoạch đặt ra, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng có xu hướng không hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 2013, 2014 ngân hàng đạt vượt mức kế hoạch và hoàn thành kế hoạch, nhưng năm 2015, 2016, 2017 đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Tuy nhiên, khoảng cách so với kế hoạch của ngân hàng không quá lớn vì vậy dư nợ tín dụng không đạt chỉ tiêu kế hoạch không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặc dù doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng nhưng doanh số cho vay của chương trình cho vay học sinh sinh viên và chương trình cho vay bò sinh sản ngày càng giảm. Chương trình cho vay đạt doanh số cao nhất của ngân hàng là cho vay hộ nghèo và cho vay hộ cận nghèo. Năm 2017 NHCSXH huyện Mỹ Đức cho vay được 5.162 lượt hộ, trong đó: hộ nghèo 431 lượt hộ; hộ cận nghèo 275 lượt hộ; hộ mới thoát nghèo 1.126 lượt hộ; cho vay giải quyết việc làm 1.808 lượt khách hàng; cho vay NS&VSMT 1.377 lượt hộ; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 110 lượt hộ; cho vay trồng rừng phát triển chăn nuôi 16 lượt hộ. Vốn NHCSXH huyện Mỹ Đức trong năm 2017 đã giúp cho gần 900 hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho 1.892 lao động; Xây dựng và cải tạo 1.377 công trình nước sạch và 1.377 công trình vệ sinh môi trường nông thôn…Trong đó dư nợ được ủy thác cho Hội đoàn thể là:

Bảng 2.4: Cho vay ủy thác của NHCSXH huyện Mỹ ĐứcĐVT: Tổ; hộ; triệu đồng ĐVT: Tổ; hộ; triệu đồng ST T Hội đoàn thể 2013 2017 Số tổ TK&V V Số hộ dư nợ Dư nợ ủy thác Số tổ TK&V V Số hộ dư nợ Dư nợ ủy thác 1 Nông dân 93 3.369 55.891 94 3.024 72.281 2 Phụ Nữ 162 5.820 95.862 149 6.375 113.643

3 Cựu chiến binh 72 2.198 37.743 76 2.268 46.159

4 Đoàn thanh niên 26 905 15.261 26 951 20.207

Tổng cộng 353 12.29

2

204.759 347 13.181 252.290

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Bảng số liệu cho thấy, trong tổng dư nợ tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức thì dư nợ cho vay qua tổ TK &VV chiếm 98 %. Các tổ được thành lập bởi các 4 tổ chức hội đoàn thể quan trọng trong địa bàn huyện là hội nông dân tập thể, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Trong 4 hội, đoàn thể thì hội phụ nữ có số tổ TK&VV nhiều nhất với số dư nợ tín dụng là lớn nhất. Năm 2013, hội phụ nữ có 162 tổ TK &VV chiếm 46 % về số tổ. Thông qua hội phụ nữ, 5.820 hộ gia đình được vay vốn; chiếm 47,3 % về số hộ được vay và 47 % về dư nợ tín dụng. Năm 2017, hội phụ nữ có số tổ TK & VV là 149 tổ, chiếm 43 % về số tổ. Thông qua hộ có 6.375 hộ được vay vốn với số vốn là 113.643 triệu đồng; chiếm 48,3 % về số hộ được vay và 45 % về dư nợ được vay. Đoàn thanh niên là tổ chức có số tổ vay vốn, số hộ vay vốn và dư nợ tín dụng thấp nhất. So với năm 2013, năm 2017 số tổ TK & VV được thành lập bởi Đoàn thanh niên, số hộ được vay vốn, số dư nợ tín dụng vay qua đoàn thanh niên tăng không đáng kể.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w