Kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng chính sách xã

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 48)

xã hội huyện Mỹ Đức

Qua nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTD của một số ngân hàng, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Mỹ Đức nói riêng có thể đề cập tới như sau:

Một là, thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD.Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro: Cần xác định chiến lược quản trị rủi ro hướng tới của ngân hàng là gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác

động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập.

Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này QTRRTD là tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD - xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD - số dư nợ rủi ro. Đo lường RRTD qua EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể:

Giai đoạn 2: Là quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.

Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động, thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.

Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả, chính xác.

Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành

nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.

Hệ thống cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống kiểm soát RRTD phải là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản trị rủi ro.

Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM.Các ngân hàng rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình QTRRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức QTRR rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình QTRRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát

của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Ba là, hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong QTRRTD.Các NH thường kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình QTRRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung.Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trang, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ.

Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được.

Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

Bốn là, hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% RRTD của ngân hàng đó.

Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Bản Hiệp ước Basel II đưa ra 3 phương pháp tính toán RRTD bao gồm: Phương pháp chuẩn hóa, Phương pháp cơ sở dựa

trên hệ thống xếp hạng nội bộ và phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ.

Năm là, hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả.

Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin; Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về QTRRTD của NHCSXH, cụ thế là:

- Các khái niệm: rủi ro tín dụng, quản trị RRTD, ngân hàng CSXH, QTRRTD tại ngân hàng chính sách xã hội. Theo đó, khái niệm QTRRTD của ngân hàng chính sách xã hội được phát biểu như sau:

Quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH là hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa các rủi ro tín dụng có thể phát sinh, kiểm soát và xử lý các rủi ro tín dụng đã phát sinh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong ngân hàng CSXH.

- Các nguyên tắc của QTRRTD tại NHCSXH bao gồm 6 nguyên tắc - Nội dung quản trị RRTTD của NHCSXH, bao gồm:

(i) QTRRTD trong quá trình cho vay như xác định đúng đối tượng cho vay, thẩm định khách hàng, hoàn thiện quy trình cho vay

(ii) QTRRTD trong quá trình sử dụng vốn vay: ngân hàng CSXH cần tăng cường các biện pháp QTRRTD nhằm đối phó với các rủi ro khi khách hàng sử dụng tín dụng sai mục đích; khách hàng chết hoặc gặp rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng trả nợ; khi có rủi ro thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,…hoặc khách hàng cố tình không trả nợ. Biện pháp QTRRTD cần thiết nhất của ngân hàng là tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

(iii) QTRRTD trong quá trình trích lập dự phòng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRRTD của NHCSXH bao gồm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan như quy trình tín dụng của ngân hàng, chất lượng thông tin tín dụng, chất lượng đội ngũ cán bộ. Các nguyên nhân khách quan như cơ chế điều hành giật cục của nhà nước, quản lý của Nhà nước, sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế

- Kinh nghiệm QTRRTD của một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm cho NHCSXH Mỹ Đức.

CHƯƠNG 2

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC 2.1. Khái quát về ngân hàng CSXH huyện

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

NHCSXH huyện Mỹ Đức được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH huyện Mỹ Đức chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 11/4/2012 với chức năng, nhiệm vụ được giao là: (i) Nhận bàn giao toàn bộ nguồn vốn dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước huyện Mỹ Đức và cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Đức;(ii) nhận vốn uỷ thác từ ngân sách Thành phố, huyện, các chủ dự án, từ các tổ chức, các cá nhân và huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác theo quy định của Chính phủ. NHCSXH huyện Mỹ Đức được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Đức, nên khi thành lập đồng chí Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mỹ Đức kiêm Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo huyện Mỹ Đức được điều động sang làm Giám đốc cùng với 8 cán bộ của Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây. Về cơ sở vật chất của NHCSXH huyện Mỹ Đức, khi mới thành lập chỉ có 8 cán bộ không có trụ sở và các phương tiện làm việc đến phải đi thuê, mượn. Được sự quan tâm, chỉ đạo của NHCSXH thành phố Hà Nội; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mỹ Đức; sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội từ huyện tới xã, NHCSXH huyện Mỹ Đức đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu do NHCSXH thành phố Hà Nội giao, nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội. NHCSXH huyện Mỹ Đức luôn đoàn kết, phấn đấu nỗ lực vươn lên không ngừng, vượt qua bao khó

khăn, thử thách xây dựng ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển. Năm 2017, NHCSXH huyện Mỹ Đức hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.Nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH huyện Mỹ Đức đến ngày 31/12/2017 là 302.879 triệu đồng, tăng 46.619 triệu đồng so với năm 2016; tốc độ tăng trưởng đạt 18,2%. Trong đó, Nguồn vốn trung ương là 197.973 triệu đồng, giảm 1.415 triệu đồng so với đầu năm; Nguồn vốn ủy thác của Ngân sách huyện là 669 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng so với đầu năm. Nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2017 đạt 27.477 triệu đồng, tăng 14.804 triệu đồng so với cuối năm 2016. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân, dân cư là 21.217 triệu đồng, tăng 12.891 triệu đồng, đạt 178% kế hoạch năm 2017; huy động tiết kiệm dân cư tại điểm giao dịch xã là 5.081 triệu đồng, tăng 4.133 triệu so với cuối năm 2016, đạt 161% kế hoạch năm 2017. Vốn huy động qua tổ TK&VV là 6.260 triệu đồng, tăng 1.913 triệu đồng so với đầu năm, đạt 102% kế hoạch năm.

Tổng doanh số cho vay năm 2017 của NHCSXH huyện Mỹ Đức đạt 149.156 triệu đồng; tổng doanh số thu nợ năm đạt 103.384 triệu đồng. Tổng dư nợ 11 chương trình tín dụng đến 31/12/2017 là 302.032 triệu đồng, tăng 45.772 triệu đồng so với 31/12/2016, đạt 99,7% kế hoạch năm, tốc độ tăng trưởng đạt 17,9%.

Về tổ chức bộ máy, sau 6 năm hoạt động NHCSXH huyện Mỹ Đức đã có một hệ thống tổ chức mạng lưới tương đối hoàn chỉnh với tổng số 15 cán bộ viên chức. Các cán bộ của ngân hàng đều vững về chuyên môn, giỏi nghiệp vụ ngân hàng, luôn gần dân, hiểu dân và hết lòng vì nhân dân.Cơ sở vật của ngân hàngđược trang bị tương đối đầy đủ, có trụ sở làm việc khang trang đủ tiện nghi như phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc. Tóm lại chỉ sau 6 năm hoạt động NHCSXH huyện Mỹ Đức đã có sự phát triển và lớn mạnh không ngừng, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị

được giao, được Đảng và nhân dân tin yêu vị thế của Phòng giao dịch

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w