Một số kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng chính sách và

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 44)

sách và bài học rút ra cho NHCSXH huyện Mỹ Đức

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm.

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank

Vietinbank ra đời từ năm 1988, VietinBank hiện đang nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của một ngân hàng hàng đầu nền kinh tế. Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 07 Công ty thành viên, 03 đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63 tỉnh/thành phố trong cả nước. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất có mặt

tại châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB Đức. Đồng thời, VietinBank đã có mặt tại Vientiane – Lào và đang tích cực xúc tiến mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Myanmar, Anh, Ba Lan, Séc…

Với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao nhất Việt Nam, liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, VietinBank được Tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The Banker đưa vào Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế giới. Đặc biệt, ngày 7/1/2013, VietinBank vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

VietinBank tự hào có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính Quốc tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thế giới Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là ngân hàng có cơ cấu cổ đông nước ngoài mạnh nhất Việt Nam.

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tư duy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường. Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên

cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31%, đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập, đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám

đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến tháng 1/2017, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 5.644 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng. VIB hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho chúng tôi triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham

gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB.

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ ( Đợn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.

1.4.4. Kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng chính sáchxã hội huyện Mỹ Đức xã hội huyện Mỹ Đức

Qua nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTD của một số ngân hàng, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Mỹ Đức nói riêng có thể đề cập tới như sau:

Một là, thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD.Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro: Cần xác định chiến lược quản trị rủi ro hướng tới của ngân hàng là gì? Ngân hàng có chấp nhận rủi ro để có thể đem lại lợi nhuận cao hơn hay lựa chọn chiến lược phát triển ổn định, kiểm soát chặt chẽ RRTD. Khẩu vị rủi ro cụ thể của ngân hàng là rủi ro nên được xem xét trên cả hai mặt - cơ hội và thách thức và không chỉ trên tác

động của nó tới các khía cạnh định lượng như vốn kinh tế, mức độ biến động của thu nhập.

Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro hiện đại, sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá rủi ro trong từng giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này QTRRTD là tuân thủ các nguyên tắc quản trị theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính toán ba cấu phần PD - xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD - số dư nợ rủi ro. Đo lường RRTD qua EL - tổn thất dự kiến và UL - tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể:

Giai đoạn 2: Là quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung của cả danh mục.

Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo RRTD là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.

Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro, ngân hàng hướng tới việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chủ động, thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa khoản vay.

Giai đoạn 5: Mô hình toàn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị. Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản trị rủi ro được hiệu quả, chính xác.

Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro: Xây dựng hệ thống quản trị hạn mức rủi ro bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành

nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản trị rủi ro từng ngành. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi chủ tịch HĐQT.

Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng: Hệ thống phê duyệt tín dụng thể hiện ở vai trò, chức năng và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong quá trình phê duyệt tín dụng. Hệ thống được thiết lập theo từng đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, định chế tài chính.

Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD: Hệ thống kiểm soát RRTD cần được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm cả những khoản tín dụng ngoại bảng, toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản trị hàng ngày và đưa ra cảnh báo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro.

Hệ thống cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống kiểm soát RRTD phải là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát RRTD sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản trị rủi ro.

Hai là, lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM.Các ngân hàng rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình QTRRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức QTRR rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình QTRRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng.

Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w