Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình trích lập dự phòng và

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 79 - 83)

2.2. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong quá trình trích lập dự phòng và

phòng và thu hồi vốn tại ngân hàng

* Trích lập dự phòng rủi ro: Hiện nay NHCSXH huyện không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro mà trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện tại hội sở chính của thành phố Hà Nội. Theo quy định thông tư số 62/2016/TT – BTC ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2016 của bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo quyết định số 180/2002/QĐ – TTG ngày 19 tháng 12 năm 2002 và quyết định số 30/2015/QĐ – TTG ngày 31 tháng 7 năm 2015 của thủ tướng chính phủ. Theo đó, dự phòng rủi ro của các NHCSXH gồm dự phòng chung được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội và dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở cân đối thu nhập, chi phí hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức trích dự phòng chung bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời Điểm lập dự phòng. Khoản trích dự phòng cụ thể trên cơ sở kết quả phân loại nợ, khả năng tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội do ngân hàng Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định, mức trích hiện nay là 10 % trong tổng cân đối thu – chi của ngân hàng.

* Phân loại danh mục nợ vay

Đối với các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ đúng hạn (gọi chung là nợ xấu) do nguyên nhân chủ quan thì NHCSXH huyện gia hạn nợ và khuyến khích khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ thì NHCSXH huyện báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài Chính và trình Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ xem xét đề xuất khoanh nợ hoặc xóa nợ.

Đối với khoản nợ xấu (bị rủi ro) do nguyên nhân khách quan việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: a) Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng

vốn vay đúng mục đích; b) Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản; c) Khách hàng gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc thực hiện xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các hình thức xử lý nợ xấu của ngân hàng bao gồm:

Một là, gia hạn nợ: được áp dụng cho biện pháp gia hạn nợ thông thường đối với người vay là tổ viên tổ TK&VV. Điều kiện được gia hạn nợ như sau: khi mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng; Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hạn; tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tính từ ngày khách hàng vay đến hạn trả nợ. Thủ tục, quy trình gia hạn nợ được thực hiện như sau:

- Người vay: trước kỳ hạn trả nợ cuối cùng (ít nhất 5 ngày), khi chưa trả được nợ đến hạn do các nguyên nhân khách quan và do có nhu cầu gia hạn nợ thì người vay viết Giấy đề nghị gia hạn nợ theo mẫu 09A/TD gửi tổ trưởng tổ TK&VV.

- Tổ trưởng Tổ TK&VV tiếp nhận Giấy đề nghị gia hạn nợ của người vay và phối hợp cùng Hội, đoàn thể nhận ủy thác tiến hành kiểm tra thực tế nguyên nhân chưa trả được nợ của người vay; HĐT ghi xác nhận về việc đề nghị gia hạn nợ hoặc đề nghị không gia hạn nợ, trình lãnh đạo UBND xã ký phê duyệt và gửi Giấy đề nghị gia hạn cho Cán bộ tín dụng (tối thiểu trước 5 ngày hoặc chậm nhất vào ngày giao dịch xã có nợ đến hạn).

- Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn đầy đủ nội dung, có chữ ký của đủ 4 thành phần, (có thể thẩm tra lại nếu cần thiết) và trình lãnh đạo phê duyệt.

Trường hợp NHCSXH phê duyệt cho giạn nợ, CBTD lập Thông báo kết quả phê duyệt gia hạn nợ chuyển tổ trưởng tổ TK&VV gửi người vay lưu, NHCSXH không thực hiện ghi chép việc gia hạn nợ trên sổ vay vốn/HĐTD của người vay lưu giữ.

Trường hợp NHCSXH không phê duyệt cho gia hạn nợ, CBTD lập Thông báo danh sách người vay không được gia hạn nợ, chuyển tổ trưởng tổ TK&VV lưu và thông báo, đôn đốc tổ viên trả nợ.

Tại cuộc họp giao ban xã, CBTD thông báo về việc gia hạn nợ của tổ viên đến Ban quản lý Tổ TK&VV và Hội, đoàn thể nắm bắt, theo dõi sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ.

Hai là, khoanh nợ: (i) trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng - Thời gian khoanh nợ tối đa là 3 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan; (ii) trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng - Thời gian khoanh nợ tối đa là 5 năm, tính từ ngày khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Ba là, xoá nợ (gốc, lãi): là việc NHCSXH huyện không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi của khách hàng đang còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện xóa nợ: Khách hàng được xem xét xoá nợ nếu khách hàng vay vốn bị rủi ro nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ. NHCSXH huyện đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán. Số tiền xoá nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho ngân hàng, sau khi Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tận thu.Đối với

các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập không ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ...; người lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước không có khả năng trả nợ sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, NHCSXH huyện tổng hợp báo cáo hội sở chính tại Hà Nội xem xét, quyết định. Kết quả xử lý nợ xấu của NHCSXH huyện Mỹ Đức trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.6: Xử lý rủi ro tín dụng của NHCSXH huyện Mỹ Đức

ST T Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 1 Nợ quá hạn (triệu) 528 209 154 146 125,8 2 Khoanh nợ (triệu) 116 94 80 75 73,8 3 Xóa nợ (triệu) 79 98 102 83,2 44,2 4 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 0,092 0,09 0,06 0,06 0,04 5 Tỷ lệ khoanh nợ/ tổng dư nợ (%) 0,05 0,04 0,03 0,028 0,02 6 Tỷ lệ xóa nợ/tổng dư nợ 0,032 0,041 0,05 0,02 0,012

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của ngân hàng

Số liệu về xử lý RRTD của NHCSXH huyện Mỹ Đức cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ nợ quá hạn, nợ khoanh và xóa nợ của ngân hàng ngày càng giảm cả về quy mô và tỷ trọng. Về nợ quá hạn, năm 2013 nợ quá hạn của ngân hàng là 528 triệu đồng, chiếm 0,092 % trên tổng dư nợ tín dụng. Đến năm 2017, nợ quá hạn của ngân hàng là 73,8 triệu đồng, chiếm 0,04 % trong tổng dư nợ tín dụng. Như vậy, so với năm 2013, nợ quá hạn của ngân hàng giảm 454,2 triệu đồng về số lượng và 0,052 % về tỷ trọng. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng giảm đều theo xu hướng. Cao nhất là năm 2013 với 0,092 %; các năm 2014, 2015, 2016 giảm xuống còn lần lượt là 0.09 %; 0,06

%; 0.06 %. Đến năm 2017, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng là thấp nhất đạt 0,04 %. Tương tự như vậy, số tín dụng mà ngân hàng khoang nợ cao nhất là năm 2013 với 116 triệu, tương đương với 0,05 % trong tổng dư nợ tín dụng. Năm 2014 ngân hàng khoanh nợ 94 triệu tương đương với 0,04 %; các năm 2015, 2016, 2017 ngân hàng khoanh nợ số tiền là 80 triệu; 75 triệu; 73,8 triệu tương đương với 0,03 %; 0,028 % và 0,02 %về tỷ trọng. Về tỷ nợ xóa nợ trên tổng dư nợ tín dụng, năm 2013 ngân hàng xóa nợ 0,032 %. Năm 2014, 2015 tỷ trọng xóa nợ của ngân hàng có cao hơn ở mức 0,041 % và 0,05 % nhưng các năm 2016, 2017 tỷ trọng xóa nợ trên tổng dư nợ tín dụng lại giảm dần chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,02 % và 0,012 %. Như vậy, xu hướng vận động của tỷ trọng xóa nợ của ngân hàng khác so với xu hướng vận động của tỷ trọng nợ gia hạn, nợ khoanh. Nguyên nhân là do, trước khi thực hiện xóa nợ, ngân hàng đã thực hiện các nghiệp vụ khoanh nợ, gia hạn nợ và khuyến khích người vay tìm cách trả nợ. Chỉ khi nào người vay không thể trả nợ ngân hàng mới báo cáo hội sở chính đề nghị xóa nợ. Vì vậy, việc xoa nợ của ngân hàng không theo xu hướng cụ thể mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người vay. Hơn nữa, ngân hàng chủ yếu xóa nợ khi có nguyên nhân khách quan nên ở những năm thiên tai, dịch bệnh nhiều thì những năm liền kề sau đó có tỷ trọng xóa nợ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tại ngân hàng chính sách xã hội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w