Tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 81 - 84)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

3.2.6. Tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh trong

sinh là một trong những biện pháp cần được tổ chức thực hiện tốt. Và đây cũng chính là việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động các bậc cha mẹ, các tổ chức đoàn thể và xã hội tham gia đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục Tiểu học ; một yêu cầu không thể thiếu được khi tiến hành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, tạo thành phong trào mạnh mẽ liên tục.

Sự tham gia của cộng đồng được chú trọng trên một số lĩnh vực sau :

- Các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức sản xuất kinh doanh phải được giao nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc trong tổ chức mình ; đồng thời tích cực vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong độ tuổi của mọi gia đình được ra lớp học tập.

- Huy động nguồn lực cho giáo dục, đa phương hóa các nguồn lực cho giáo dục Tiểu học. ■ Mặt trận Tổ quốc có thể phối hợp với ngành giáo dục xây dựng phong trào "Toàn dân tham gia phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc" gắn với cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư". Tuyên truyền Luật phổ cập giáo dục Tiểu học , Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, "Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường", vận động các em bỏ học, chưa đi học ra lớp. Vận động xã hội đóng góp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, giúp đỡ các gia đình chính sách có thêm các điều kiện để con em được đi học.

■ Hội phụ nữ - Đoàn thanh niên có thể phối hợp ngành Giáo dục thông qua việc vận động học sinh bỏ học trở lại trường, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ học sinh nghèo, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tổ chức hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo vay nhằm tạo việc làm, tạo thu nhập để gia đình có điều kiện đưa con ra lớp đúng tuổi.

■ Lao động - Thương binh - Xã hội có thể sử dụng nguồn trợ cấp xã hội hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, hoặc vận động các tổ chức nước ngoài tài trợ cho xây dựng cơ sở vật chất trường học.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục và Hội Khuyến học các cấp trong thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương, trong trợ giúp các đối tượng khó khăn vươn lên trong học tập.

- Tăng cường sự hỗ trợ của các chùa Khmer trong khâu tuyên truyền vận động, dựa vào uy tín của các chùa đối với đồng bào dân tộc để huy động trẻ dân tộc 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo, trẻ dân tộc đúng 6 tuổi vào lớp một, vận động trẻ dân tộc không thường xuyên nghỉ học vì tham gia lễ hội, hoặc bỏ học nửa chừng vì hoàn cảnh khó khăn.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh hướng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường Tiểu học vùng dân tộc làm ảnh hưởng đến chất lượng, một trong những nguyên nhân làm trẻ bỏ học.

- Huy động các ngành, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đào tạo trong và ngoài nhà trường. Như Đoàn thanh niên với hoạt động giáo dục trên địa bàn dân cư ; Hội phụ nữ tham gia việc tổ chức học tập cho con em ở gia đình, xây dựng môi trường giáo dục gia đình ; Hội cựu chiến binh tham gia giáo dục truyền thống ; cam kết giữa cha mẹ học sinh và nhà trường để huy động trẻ em đi học, đi học đều, giảm tỷ lệ bỏ học giữa chừng.

Có thể nói rằng huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh vào quá trình tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, là một trong những biện pháp quản lý hết sức cẩn thiết. Để phát huy hiệu quả vấn đề cần được chú ý là sự khai thác triệt để chức năng tham mưu của các trường Tiểu học, tạo ra cơ chế phối hợp nhịp nhàng thường xuyên giữa các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, các trường học dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, nhằm tạo ra những bước đi vững chắc trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

Trong quá trình áp dụng các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer nêu trên, cần chú ý những vấn đề sau :

• Các biện pháp trên không đứng riêng một mình mà có sự tác động qua lại để tạo hiệu quả cao hơn. Kết quả thực hiện của biện pháp này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện biện pháp kia.Ví dụ có làm tốt biện pháp tuyên truyền vận động, tất yếu sẽ huy động được đông đảo sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh vào quá trình phổ cập. Có phát huy đúng mức vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở

vật chất nhất định rằng việc quản lý số lượng và chất lượng giáo dục của trường Tiểu học vùng dân tộc sẽ được nâng cao.

• Hiệu quả của từng biện pháp không thể đồng nhất giữa các địa phương trong vùng dân tộc, bởi lẽ hiệu quả do biện pháp mang lại còn tuy thuộc vào nhiều yếu tố như sự nỗ lực chủ quan của đơn vị, cá nhân thực hiện, và những tác động khách quan của những điều kiện chi phối quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở mỗi nơi.

3.3. THẨM ĐỊNH THỰC TẾ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)