Tăng cường vai trò của trường Tiếu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 79 - 81)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

3.2.4 Tăng cường vai trò của trường Tiếu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ

Có thể nói rằng, nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia trong giai đoạn xã hội - lịch sử nhất định, là nơi thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ở mỗi bậc học, cấp học. Điều lệ trường Tiểu học được ban hành kèm theo quyết định số 22/2000/QĐ.BGD-ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định nhiệm vụ cụ thể của trường Tiểu học là : Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành ; thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học và tham gia xóa mù chữ trong phạm vi cộng đồng.

- Trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, các trường Tiêu học phải có kế hoạch điều tra cập nhật hàng năm đối tượng trẻ trong độ tuổi thuộc phạm vi trường quản lý. Trên cơ sở đó, nhà trường làm tham mưu cho chính quyền địa phương trước ngày khai giảng năm học thông báo cho những gia đình có trẻ trong độ tuổi đưa con em đến trường. Thông qua Hội đồng giáo dục, Hội cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đi học. Đặc biệt, nhà trường vùng dân tộc cần quan hệ chặt chẽ với các chùa Khmer, các vị sư sãi làm nòng cốt trong việc vận động đồng bào dân tộc đưa con em đến trường đúng độ tuổi không để con em nghỉ học, bỏ học nửa chừng, xem đây là một trong những biện pháp tích cực để huy động và duy trì sĩ số học sinh Khmer.

- Song song với việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ bỏ học để đảm bảo sự phát triển số lượng, trường Tiểu học vùng dân tộc cần hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, coi chất lượng là sự sống còn của mỗi nhà trường và của cả bậc học. Để tăng cường quản lý chất lượng trường Tiểu học vùng dân tộc, cần đặc biệt quan tâm những vấn đề sau :

• Hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, nhất là học sinh dân tộc để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục bằng nhiều hình thức như: Tổ chức cho học sinh không đủ điều kiện lên lớp được thi lại trong hai kỳ thi, lần thứ nhất sau khi kết thúc năm học một tháng và lần thứ hai trước khai giảng năm học 15 ngày, nhằm giúp cho học sinh yếu có nhiều cơ hội để phấn đấu

rèn luyện. Ưu tiên phân công giáo viên dân tộc có năng lực, kinh nghiệm giảng dạy lớp một qua đó tăng cường rèn luyện từng học sinh để hạn chế tối đa số học sinh dân tộc lớp một phải lưu ban.

Có thể nói rằng, khắc phục tốt tình trạng học sinh lưu ban có nghĩa là nhà trường đã hạn chế được tình trạng học sinh yếu kém, nâng cao chất lượng dạy và học và cũng là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế việc bỏ học của học sinh (thường thì những học sinh yếu kém sẽ chán học, lười học, bị lưu ban và dễ dàng bỏ học).

• Tổ chức dạy "Tập nói tiếng Việt" cho học sinh dân tộc ở những nơi biết ít tiếng Việt trước khi vào học lớp một hoặc tăng buổi học để học sinh dân tộc quen dần và vượt qua được rào cản ngôn ngữ tiếng Việt ở những thòi kỳ đầu cấp học.

• Có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành học Mầm non và Tiểu học để huy động tối đa trẻ 5 tuổi đã học chương trình Mẫu giáo vào học lớp một.

• Tổ chức có hiệu quả các lóp dạy song ngữ trong trường Tiểu học vùng dân tộc, thông qua việc dạy môn ngữ văn Khmer xen kẻ với các môn học phổ thông dưới các hình thức học cùng buổi hoặc trái buổi với lớp phổ thông, dạy từ lớp 3 phổ thông trở lên, mỗi tuần 4 tiết học, tạo điều kiện để học sinh dân tộc nâng cao trình độ chữ Khmer, góp phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết, vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngoài việc tổ chức giảng dạy trong các trường phổ thông theo biên chế năm học, các trường Tiểu học cần liên kết với các nhà chùa tổ chức dạy chữ Khmer cho học sinh dân tộc vào thời gian nghỉ hè, giúp các em có điều kiện củng cố vững chắc kiến thức ngữ văn Khmer và hoàn thành chương trình để thi đạt trình độ Tiểu học ngữ văn Khmer.

• Thực hiện chất lượng giáo dục nhiều mặt, đạt yêu cầu cao về chỉ tiêu lên lớp, tốt nghiệp các cấp. Phải đảm bảo học sinh Tiểu học vùng dân tộc nói chung và học sinh dân tộc Khmer nói riêng lên lớp, tốt nghiệp có chất lượng, nâng dần hiệu quả trong quá trình đào tạo. Tạo mọi điều kiện để học sinh vùng dân tộc vào học lớp một có thể lên được lớp năm và tốt nghiệp thực sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)