THẨM ĐỊNH THỰC TẾ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 84 - 105)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. THẨM ĐỊNH THỰC TẾ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU

- Việc thẩm định nhằm mục đích kiểm chứng giá trị thực tế của các biện pháp được đề xuất làm cơ sở để quản lý tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer, qua đó đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra.

- Trong quá trình thực hiện chúng tôi tiến hành thẩm định ở 5 huyện vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh (là nơi thực hiện đề tài).

Khách thể thẩm định ở mỗi huyện gồm :

- Cán bộ quản lý : 01 lãnh đạo Phòng giáo dục - đào tạo, 01 chuyên viên phụ trách Tiểu học của Phòng giáo dục - đào tạo, 03 Ban giám hiệu của 3 trường Tiểu học ở các địa bàn thuận lợi, bình thường và khó khăn.

" Giáo viên dạy lớp : 15 giáo viên dạy lớp từ khối 1 đến khối 5 của 3 trường Tiểu học ở các địa bàn thuận lợi, bình thường và khó khăn.

- Nội dung thẩm định gồm hai vấn đề : Đánh giá tính cấp thiết (rất cẩn thiết và phải được giải quyết gấp) và tính khả thi (tính chất có thể thực hiện được) đối với từng biện pháp đã nêu bằng cách cho điểm từ 1 điểm đến 5 điểm, điểm 5 là điểm cao nhất và điểm 1 là điểm thấp nhất (xem phụ lục 3).

- Để tiến hành thẩm định, chúng tôi gặp gỡ cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện phiếu trưng cầu ý kiến. Tiến hành phân hóa, xử lý số liệu, thống kê tần số, tính trung bình và nhận xét từng vấn đề.

Qua phân tích các số liệu trong bảng 11, chúng ta thấy nhìn chung các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính cấp thiết với điểm trung bình qua thẩm định cao nhất là 5,0 và thấp nhất là 4,8, riêng tính khả thi đạt điểm trung bình cao nhất là 4,8 và thấp nhất là 4,0. Cụ thể như sau :

- Biện pháp tăng cường vai trò của trường Tiểu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, được đánh giá hàng đầu cả về tính cấp thiết và tính khả thi. Tính cấp thiết đạt từ 4,9 đến 5,0 điểm. Tính khả thi đạt từ 4,7 đến 4,8 điểm.

- Biện pháp tăng cường quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên vùng dân tộc cũng được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi, xếp ở vị trí thứ hai với điểm trung bình là 4,9 (tính cấp thiết) và 4,7 (tính khả thi).

- Biện pháp tăng cuông công tác tuyên truyền vận động, được chọn ở vị trí thứ hai về tính cấp thiết với điểm trung bình là 4,9, tuy nhiên biện pháp này có tính khả thi chưa cao được xếp ở vị trí thứ năm, với điểm trung bình từ 4,2 đến 4,4 điểm.

- Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, được xếp ở hàng thứ tư khi đánh giá về tính cấp thiết, với điểm trung bình đạt từ 4,8 đến 4,9 điểm. Tuy nhiên đây lại là biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao, xếp ở vị trí thứ hai với điểm trung bình đạt 4,7.

- Biện pháp tăng cường công tác chỉ đạo của cấp uy Đảng trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và biên pháp tăng cường quản lý sự tham gia cộng đồng dân cư và cha mẹ học sinh, qua đánh giá được xếp ở mức độ ngang nhau về tính cấp thiết với điểm trung bình đạt 4,8. Riêng đối với tính khả thi của từng biện pháp lại có mức độ khác nhau trong đánh giá, tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương được xem là có tính khả thi cao hơn, với điểm trung bình đạt từ 4,4 đến 4,5 điểm, trong khi biện pháp tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và cha mẹ học sinh được xem là có tính khả thi thấp nhất, với điểm trung bình đạt từ 4,0 đến 4,1 điểm.

Qua kết quả thẩm định thực tế, tuy chưa phải là tuyệt đối chính xác nhưng những đánh giá nêu trên đã phần nào khẳng định giá trị của những biện pháp đề xuất. Có thể nói rằng, trong quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, các biện pháp quản lý nêu trên là rất cần thiết, phải được sử dụng ngay, đúng lúc và thường xuyên để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện. Phải chú ý hàng đầu đến vai trò của trường Tiểu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phải làm tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, phải tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, điều này muốn nhấn mạnh đến việc phát huy nội lực của ngành Giáo dục là chủ yếu, một thực tế mà chúng ta đã làm được trong thời gian qua, đang thực hiện và sẽ thực hiện tiếp tục có hiệu quả. Song song đó cần tranh thủ tốt sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp ; sự tham gia của các lực lượng xã hội, của cha mẹ học sinh ; đồng thời phải làm cho các chủ trương, đường lối liên quan đến phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được phổ biến sâu rộng trong nhân dân. Đây là vấn đề mà trong một chừng mực nào đó chưa được phát huy đúng mức, do đó phải được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn sắp đến nhằm xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tiến trình thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Điều này cũng có nghĩa là phải làm tốt hơn nữa việc xã hội hóa phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu đã nêu ở các chương 1, 2 và 3, chúng tôi cho rằng mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra của đề tài khoa học : " Các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh" đã được thực hiện. Qua lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu chúng tôi đi đến một số nhận định như sau :

Kết luận

- Giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng đồng bào dân tộc Khmer là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao dân trí góp phần đào tạo nhân lực, tạo cơ sở xã hội để thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - an ninh - quốc phòng, góp phần tích cực thực hiện yêu cầu nâng dần chất lượng cuộc sống cho đồng bào vùng dân tộc Khmer.

- Thực tế ngày càng khẳng định vai trò của quản lý trong đời sống xã hội và nhất là trong lĩnh vực giáo dục, quản lý được xem là nút bấm, là khâu đột phá góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, và nhất là tiến trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt mục tiêu đã định.

- Trên cơ sở lý luận về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, vận dụng vào thực trạng vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh chúng tôi nhận thấy : trong thời gian qua các huyện vùng dân tộc đã đạt được chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học, số lượng học sinh dân tộc 6 tuổi vào lớp một, học sinh 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học mỗi năm có tăng hơn, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học hàng năm có giảm. Tuy nhiên, do các biện pháp quản lý chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nên kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc chưa vững chắc, chưa đạt được chuẩn phổ cập theo từng độ tuổi. Học sinh 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học quá thấp (37,9%), có xu hướng giảm dần tỷ lệ học đúng độ tuổi theo các khối lớp ở bậc Tiểu học, còn nhiều trẻ em người dân tộc trong độ tuổi chưa đến trường hoặc bỏ học (3,5%), lưu ban (5%). Như vậy, việc đề ra các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục

Tiểu học đúng độ tuổi có tính hiện thực và khả thi, phù hợp với địa bàn phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh trong thập niên đầu thế kỷ XXI là rất cần thiết.

- Dựa vào nội dung của quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, chúng tôi đã xây dựng các biện pháp quản lý nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, xây dựng được bậc học nền tảng đồng thời tạo điều kiện quyết định cho việc phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vùng dân tộc vào năm 2007, làm cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer. Các biện pháp quản lý được xác định bao gồm : Tăng cường vai trò của trường Tiểu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer ; Tăng cường quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên ; Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất ; Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp uy Đảng và chính quyền địa phương trong quản lý mục tiêu kế hoạch ; Tăng cường công tác tuyên truyền vận động ; Tăng cường quản lý sự tham gia của cộng đồng dân cư và gia đình học sinh.

Qua kết quả thẩm định bước đầu, cho thấy các biện pháp đều cần thiết và có khả năng thực hiện được. Từ những kết luận trên, chúng tôi khuyến nghị.

Khuyến nghị

1. Đối với Bộ Giáo dục-Đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, định hướng chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi làm cơ sở cho địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu về phổ cập giáo dục Tiểu học tạo điều kiện về kinh phí để địa phương duy trì tốt hoạt động của phong trào.

- Thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (trong đó có bậc Tiểu học) cần đồng bộ, kịp thời, có sự chuẩn bị tốt từ Trung ương đến cơ sở.

- Triển khai đề án kiên cố hóa trường, lớp học có hiệu quả nhằm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị trường học vùng dân tộc.

- Trang bị sách giáo khoa, sách đọc thêm, đồ dùng dạy học ... phù hợp đặc điểm học sinh dân tộc Khmer (tư duy cụ thể nhiều hơn tư duy trừu tượng), giúp học sinh tiếp thu tốt, tiếp thu một cách vững chắc kiến thức phổ thông.

2. Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Giáo dục-Đào tạo.

- Quan tâm đúng mức việc tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng về tầm quan trọng phải phát triển giáo dục để phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm lãnh chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer ngang tầm các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác của địa phương.

- Chú trọng phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội đối với phong trào. Đặc biệt chú ý lực lượng sư sãi trong các chùa Khmer, hệ thống Hội khuyến học tỉnh, huyện thị.

- Có những chủ trương, chính sách thích hợp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn, hướng dẫn phát triển sản xuất tạo điều kiện để người dân Khmer cải thiện và nâng cao cuộc sống.

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ chính sách quy định đối với công tác phổ cập giáo dục Tiểu học. Nghiên cứu có những định mức riêng đối với công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và học sinh dân tộc Khmer.

- Có những biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học song ngữ ở vùng dân tộc.

3. Đối vói địa phương.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc với những bưởc đi thích hợp, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

- Có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc trong tổ chức thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN KIỆN, TÀI LIỆU CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ NGÀNH

1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội - 1996 - 2001.

2. Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư khóa VII, lần thứ hai khóa VII, lần thứ sáu khóa IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội - 1993 -1997- 2002.

3. Luật Giáo dục . NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội - 1999.

4. Luật phổ cập giáo dục Tiểu học. NXB Thống kê. Hà Nội - 2001. 5. Chỉ thị 01/CT- Hội đồng Bộ trưởng. Hà Nội 02/01/1990.

6. Nghị định 338-HĐBT 26/10/1991 của Hội đổng Bộ trưởng. 7. Chỉ thị 06/CT Bộ Giáo dục. Hà Nội 22/03/1983.

8. Chỉ thị 27/CT Bộ Giáo dục. Hà Nội 27/08/1990.

9. Sổ tay công tác chống nạn mù chữ. Ủy ban quốc gia chống nạn mù chữ. Hà Nội - 1995. 10. Văn bản 2454/TH 15/4/1995 của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

11. Thông tư 14/TT-GD-ĐT 5/8/1997 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 12. Quyết định 28/1999/QĐ-BGDĐT. Hà Nội 23/06/1999.

13. Tổng kết 10 năm (1999-2000) xóa mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội - 2000.

14. Ngành Giáo dục & Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. NXB Giáo dục - 2002.

15. Nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục Mầm non đối với sự chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1. Viên Khoa học giáo dục. Hà Nội -1994.

17. Một số chủ trương chính sách của Trung ương và địa phương về giáo dục vùng dân tộc Khmer đồng bằng Sông Cửu Long. Viện Nghiên cứu giáo dục & đào tạo phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh - tháng 8/2000.

18. Báo cáo công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học (1992-1998). Ban chỉ đạo chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học tỉnh Trà Vinh.

19. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VII (2001-2005).

20. Chương trình hành động của Tỉnh ủy Trà Vinh thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX "về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VII) về giáo dục & đào tạo và khoa học - công nghệ" 10-2002.

21. Lịch sử tỉnh Trà Vinh. Ban tư tưởng Tỉnh ủy Trà Vinh - 1995.

22. Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2010. Uy ban kế hoạch tỉnh Trà Vinh - 10/1995.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 84 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)