7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN
2.2.4 Hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc
Hoạt động của địa phương (huyện - xã - thị trấn) đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc chính là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục Tiểu học vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Có thể nói rằng sự chỉ đạo của địa phương là yếu tố hết sức cần thiết, mang tính quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Căn cứ những nhiệm vụ cụ thể của địa phương trong công tác phổ cập giáo đục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, chúng tôi đã soạn thảo 17 nội dung để điều tra, khảo sát (xem phụ lục 1). Việc lấy ý kiến khảo sát được thực hiện ở 30 cán bộ quản lý giáo dục và 30 phụ huynh học sinh thuộc 5 huyện vùng dân tộc, nhằm mục đích có được sự phản ánh khách quan đối với việc chỉ đạo và hoạt động của địa phương.
Phân tích các dữ liệu ở bảng 4, chúng ta thấy kết quả điều tra về chỉ đạo hoạt động của địa phương đối với giáo dục Tiểu học như sau :
* Về việc thực hiện các chủ trương : a/ Có năm chủ trương được thực hiện tốt.
- Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 80% đến 90%.
- Về việc hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 73,3% đến 96,7%.
- Hệ thống mạng lưới trường Tiểu học phù hợp ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 80% đến 90%.
- Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 50% đến 66,7%.
- Việc vận động trẻ em vào lớp một ý kiến cho rằng thực hiện tốt đạt tỷ lệ 90% đến 96,7%.
b/ Có 12 nội dung chỉ thực hiện ở mức độ trung bình.
- Kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ 73,3%. Điều này cho thấy tuy đã có chủ trương nhưng trong chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi các địa phương chưa có được sự quan tâm đúng mức.
- Việc phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình trong thực hiện với tỷ lệ từ 60% đến 73,3%.
- Việc hỗ trợ đời sống cho giáo viên ở mức độ thực hiện trung bình với tỷ lệ từ 40% đến 50%.
- Việc đầu tư trang thiết bị ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ từ 56,7% đến 60%.
- Việc vận động trẻ em 5 tuổi vào học các lớp Mẫu giáo thực hiện trung bình ở mức độ khá cao từ 50% đến 73,3%.
- Việc giúp đỡ trẻ em khó khăn cũng chỉ thực hiện ở mức độ trung bình với tỷ lệ từ 50% đến 60%.
- Về chính sách cho học sinh dân tộc ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ trung bình đạt tỷ lệ từ 43,3% đến 56,7%.
- Các biện pháp khuyến khích học tập ở mức độ thực hiện trung bình đạt tỷ lệ từ 53,3% đến 63,3%.
- Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, vì mức độ thực hiện trung bình đạt tỷ lệ từ 56,7% đến 66,7%.
- Vấn đề đầu tư kinh phí cho giáo dục Tiểu học cũng thể hiện sự chưa đáp ứng được cho nhu cầu vì ý kiến cho rằng chỉ thực hiện ở mức trung bình đạt tỷ lệ từ 60% đến 63,3%.
- Việc tăng cường cơ sở vật chất đạt mức trung bình với tỷ lệ từ 46,7% đến 60%.
c/ Ngoài ra, có một số ý kiến về các nội dung chưa được thực hiện ở địa phương mình, với tỷ lệ từ 3,3% đến 36,7%, cần được xem xét để có sự tác động tích cực trong chỉ đạo tổ chức thực hiện quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi đạt hiệu quả. Cụ thể các nội dung sau :
- Hệ thống mạng lưới trường Tiểu học phù hợp (từ 3,3% đến 10%). - Sự phối kết hợp giữa các lực lượng (3,3%).
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (6,6%). - Việc hỗ trợ đời sống giáo viên (23,3% - 36,7%).
- Việc đầu tư trang thiết bị (10%).
- Các biện pháp ngăn ngừa trẻ em bỏ học (3,3%) - Công tác vận động trẻ 5 tuổi vào Mẫu giáo (3,3%) - Giúp đỡ trẻ em khó khăn (3,3%)
- Các biện pháp khuyến khích học tập (10 - 20%) - Việc thực hiện xã hội hoa giáo dục (6,7%)
- Vấn đề đầu tư kinh phí cho giáo dục Tiểu học (10 - 16,7%) - Việc tăng cường cơ sở vật chất (10 - 23,3%)
Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy về mặt chỉ đạo và hoạt động ở địa phương đối vói giáo dục Tiểu học vùng dân tộc chưa thật đồng bộ, chỉ có 5/17 nội dung đã được địa phương tổ chức thực hiện tốt (nội dung 1, 2, 4, 6 và 10) đạt tỷ lệ từ 50% đến 96,7%; và có đến 12/17 nội dung địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình; đặc biệt vẫn còn 13 nội dung qua điều tra khảo sát cho thấy chưa được thực hiện ở một số ít địa phương.
Căn cứ vào kết quả khảo sát, vấn đề đặt ra là để quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc có hiệu quả, các cấp lãnh đạo ở địa phương cần quan tâm đúng mức trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương có liên quan đến giáo dục Tiểu học. Đặc biệt chú ý đến các chủ trương về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, về các biện pháp ngăn ngừa trẻ em dân tộc bỏ học, việc vận động trẻ 5 tuổi dân tộc vào Mẫu giáo, và nhất là trong thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc ở địa phương.