7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ
1.3.2. Lý luận về quản lý giáo dục
- Theo từ điển giáo dục học, quản lý giáo dục (nghĩa hẹp), chủ yếu là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân [27, tr.327]
+ Nguyễn Ngọc Quang : "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo nguyên lý và đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [43, tr.10]
+ Phạm Minh Hạc : "Quản lý nhà trường (mở rộng là quản lý giáo dục nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [29, tr.28]
+ Đặng Quốc Bảo : "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục là bộ phận của kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế - xã hội đặc biệt nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội và xã hội hóa để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội" [28, tr. 31]
Tóm lại, đã có nhiều định nghĩa với những nội hàm khái niệm không hoàn toàn giống nhau, nhưng tất cả đã phản ánh được những nét cơ bản của hoạt động quản lý giáo dục là :
+ Tổng hợp tác động có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý.
+ Duy trì, điều chỉnh quá trình vận hành của hệ thống đến các mục tiêu đã xác định.
- Cũng như các hoạt động xã hội khác, quản lý giáo dục được xem là nhân tố phát triển giáo dục, ảnh hưởng đến tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát hệ thống giáo dục. Quản lý giáo dục được thực hiện theo phân cấp quản lý, gắn với nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo từng địa phương.
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. - Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992.
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/6/1996 về nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp.
- Luật giáo dục ngày 02/12/1998.
Sự phân cấp quản lý giáo dục đã quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nước ta, cụ thể như sau :
- Chính phủ thống nhất quản lý về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học, hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục theo quy định của Chính phủ.
- Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất về quản lý giáo dục.
- Ủy ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý giáo dục và các địa phương quản lý giáo dục theo các nội dung sau :
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
- Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng.
- Tổ chức bộ máy giáo dục.
- Tổ chức chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục. - Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục.
- Quy định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.