7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, đặc biệt là chỉ thị 68 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ; để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, tạo điều kiện để có bậc học bền vững, phát triển lành mạnh với đúng nghĩa là bậc học nền tảng, làm cơ sở cho việc hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Chúng tôi xây dựng các biện pháp quản lý đối với công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
Các biện pháp này được xác định dựa trên những cơ sở sau đây :
- Kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa vin và phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, đã nêu rõ : Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường Tiểu học từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% vào năm 2010 [2, tr.44]. Học sinh dân tộc thiểu số được tạo điều kiện để học tập, nắm vững tiếng phổ thông, đồng thời học tốt tiếng dân tộc [2, tr.50]
Để thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ từ nay đến 2010, một trong những vấn đề đã được hội nghị quan tâm chính là đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong 7 nhóm giải pháp lớn để đạt được mục tiêu phát triển các cấp bậc học (đối với giáo dục Tiểu học là củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học), đổi mới quản lý giáo dục được xem là khâu đột phá.
- Quán triệt, thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1450 của Bộ Giáo dục-Đào tạo về xây dựng chương trình mục tiêu "củng cố và phát triển giáo dục miền núi và dân tộc", gọi tắt là chương trình vu. Nghị quyết 01- NQ/TV ngày 13/10/1992 của Tỉnh uy Trà Vinh ; chỉ thị 07/CT.UBT ngày 28/02/1997 của Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc tăng cường công tác giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
- Chương trình hành động của Tỉnh ủy Trà Vinh thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX "về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về Giáo dục - Đào tạo và phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010".
- Kế hoạch phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tỉnh Trà Vinh năm 2001 đến 2005-2010. - Kết quả điều tra phân tích thực trạng về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh.
* Các chỉ tiêu định hướng về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. • Chỉ tiêu chung của tỉnh.
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010. - Có 68% trẻ ở độ tuổi 11 tốt nghiệp Tiểu học vào năm 2005 và 80% vào năm 2010. - Số trẻ trong độ tuổi học Tiểu học (6 đến 10 tuổi) đạt 97% vào năm 2005 và 99% vào năm 2010.
- Có 20% trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2005, 50% năm 2010.
- 100% giáo viên Tiểu học đạt trình độ chuẩn vào năm 2005, trong đó có 20% đạt trình độ trên chuẩn.
- Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2010.
• Chỉ tiêu với các huyện vùng dân tộc. . Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
- Đối với các huyện Cầu Ngang, Tiểu Cần, Cầu Kè phấn đấu giữ vững tỷ lệ huy động đạt từ 97% trở lên năm 2005 và 99% năm 2010.
- Đối với các huyện Trà Cú, Châu Thành cần tăng cường công tác huy động để đạt tỷ lệ từ 95% trở lên năm 2005 và 98% trở lên năm 2010.
. Tỷ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học.
- Đối với huyện Cầu Ngang đạt tỷ lệ 70% năm 2005 và 80% trở lên năm 2010. - Đối với huyện Tiểu Cần đạt tỷ lệ 80% năm 2005 và 85% năm 2010.
- Đối với huyện Châu Thành đạt tỷ lệ 70% năm 2005 và 80% năm 2010. - Đối với huyện Cầu Kè đạt tỷ lệ 65% trở lên năm 2005 và 80% năm 2010.
- Đối với huyện Trà Cú đạt tỷ lệ 55% trở lên năm 2005 và 80% năm 2010.