7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động
Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ; vì vậy để thực hiện có hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ngoài chủ trương đường lối đúng đắn, các chỉ tiêu định hướng bảo đảm tính thực tiễn, tính khoa học, tính khả thi, đòi hỏi cần phải có sự tham gia của mọi người, các tầng lớp trong xã hội. Do đó, việc tuyên truyền cho nhân dân có nhận thức đúng về tầm quan trọng phải phát triển giáo dục, phải thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học, tiến tới phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi để nâng cao trình độ dân trí, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt đối với vùng dân tộc Khmer là một biện pháp thiết yếu. Để phát huy được tác dụng tích cực, công tác tuyên truyền vận động cần tập trung vào những vấn đề sau :
• Phổ biến các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Văn bản pháp quy của Nhà nước cần được quan tâm trong công tác tuyên truyền như : Luật giáo dục ; Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em ; Luật và Nghị định của Nhà nước, Chính phủ về
những văn bản mang tính chất định hướng làm cơ sở để thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi trong từng địa phương.
Nhìn chung, các văn bản pháp quy nói trên đã được ban hành từ nhiều năm qua, đã được triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện, nhưng trong một chừng mực nào đó việc hiểu biết và thực thi luật vẫn còn hạn chế, vẫn còn không ít trường hợp hiểu chưa đúng và không thực hiện tốt các quy phạm pháp luật (trẻ trong độ tuổi chưa được đến trường, trẻ bỏ hoe, thất học ...) Do vậy, trong tuyên truyền vận động cần nhằm vào mục đích tạo được sự thống nhất từ nhận thức đến hành động, làm cho mọi người có hiểu biết sâu sắc và có trách nhiệm tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học theo vai trò, vị trí và điều kiện thích hợp.
Để việc phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước được sâu sát và có tính khả thi, vấn đề đặt ra là cần có sự khảo sát về mức độ am hiểu các quy định liên quan đến giáo dục và phổ cập giáo dục Tiểu học, làm cơ sở cho việc xây dựng các hình thức và biện pháp tác động hiệu quả. ở đây, một điều cần chú ý là công tác vận động không đơn thuần chỉ của ngành giáo dục, mà các ngành, các đoàn thể đều phải xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với chức năng của mình, tạo nhận thức đúng đối với mọi người về công tác này.
• Vận động tuyên truyền đôi với phụ huynh học sinh.
Gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người. Giáo dục gia đình không những có tác dụng mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối vói tuổi trẻ thơ mà còn có ý nghĩa đối với cả cuộc đời con người lúc đã trưởng thành cho đến lúc tuổi già. Giáo dục gia đình có những nét đặc thù mà giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội không thể có, đó là tình cảm yêu thương tràn trề của cha mẹ đối với con cái, nên họ sẩn sàng hy sinh các điều kiện vật chất và tinh thần, dành mọi thuận lợi cho quá trình giáo dục, miễn sao con cái nên người.
Đối với trẻ, gia đình là một thế giới hoàn chỉnh, trong đó nó không chỉ sống, hoạt động, cư xử theo một cách nhất định mà còn nhận thức hiện thực xung quanh. Gia đình có ảnh hưởng đến thái độ của trẻ đối với việc học tập. Cha mẹ đã quan tâm như thế nào đến việc học tập của con, đã có biện pháp gì để giúp con học tập tốt, bản thân cha mẹ có ham hiểu biết hay không - tất cả những điều đó có ảnh hưởng rõ rệt đến thái độ học tập của con cái. Nhiều ý kiến cho rằng, trong những giai đoạn đầu thì hứng thú nhận thức của trẻ được phát triển là do bắt chước người lớn. Nếu người lớn say mê đọc sách, suy nghĩ và tìm thấy ở đó một niềm vui sướng, thì
trẻ con cũng cảm thấy được ở nơi này có niềm vui. Người lớn quan tâm đến những vấn đề học vấn khác nhau, thì trẻ cũng vậy.
Ngoài ra gia đình còn có ảnh hưởng đến sự hình thành hứng thú ham mê hấp dẫn của trẻ. Ảnh hưởng này được thực hiện từng ngày, từng giờ qua sự giao tiếp, qua việc làm của người lớn, qua sự hướng dẫn và hoạt động chung với trẻ của họ. Có thể thấy rằng, một trong những tác động chính đến thái độ của thiếu niên đối với lao động chính là tấm gương của cha mẹ, là thái độ của họ đối với lao động, đối với công tác của bản thân mình. Chính truyền thống gia đình đã làm cho các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị trong các gia đình quan tâm nhiều hơn, thiết thực hơn đến việc học tập, rèn luyện của các em học sinh và chính các em cũng tự nhắc mình phải gắng sức học tập rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình. Giáo dục gia đình có ảnh hưởng quyết định ở tuổi tiền học đường. Phương pháp giáo dục của gia đình nếu biết tận dụng sẽ là phương pháp tốt nhất vì nó mang tính cá thể, linh hoạt, mềm dẻo và dễ đạt hiệu quả do bắt nguồn từ quan hệ tình cảm ruột thịt, quan hệ hợp tác vô tư và tự nhiên nhất giữa người dạy và người học. Cha mẹ vốn là người thầy giáo đầu tiên, gia đình vốn là nhà trường đầu tiên, quan hệ nội bộ gia đình vốn là quan hệ tập thể tự nhiên đầu tiên ... dễ đem lại hiệu quả giáo dục tích cực.
Trên cơ sở đó, nếu làm tốt công tác vận động tuyên truyền với phụ huynh, chúng ta sẽ tạo được những ảnh hưởng tích cực đến các nhân tố có liên quan quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi như nâng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp, hạn chế trẻ bỏ học do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc do sự thiếu quan tâm của gia đình.
Do đó để phát huy vai trò tích cực của gia đình, công tác vận động tuyên truyền cần tập trung vào những vấn đề sau :
- Nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc đưa trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo nhất là đối với trẻ dân tộc, để trẻ làm quen với môi trường học tiếng Việt mà điều kiện gia đình không thể cung cấp. Đặc biệt, đối với vùng dân tộc Trà Vinh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế phụ chưa phát triển, tình trạng nông nhàn làm người dân Khmer chưa ý thức hết tầm quan trọng cũng như chưa có nhu cầu cấp thiết phải gởi trẻ vào trường Mẫu giáo. Do đó, học sinh dân tộc Khmer chưa được chuẩn bị đầy đủ trong thời kỳ tiền học đường, các em không được chuẩn bị ế, không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cho hoạt động học tập, cũng như không
được chuẩn bị tốt về tiếng Việt - phương tiện chủ yếu để chuyển tải kiến thức trong lớp học để có thể tiếp thu bài giảng và có thể tham gia vào các hoạt động học tập.
- Giúp phụ huynh nhận thức một cách đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc đưa trẻ đúng 6 tuổi vào lớp một, cũng như tạo điều kiện để trẻ sớm thích ứng với môi trường học tập đầu đời hoặc những điều kiện học tập có thay đổi lúc chuyển từ Mẫu giáo lên lớp một.
- Tuyên truyền, vận động để phụ huynh tham gia tích cực trong việc giúp đỡ trẻ có phương pháp học tập và tự học tốt ở gia đình. Có thể nói rằng việc học tập và tự rèn luyện của học sinh ở gia đình là yếu tố không thể thiếu được đối với kết quả học tập của học sinh. Nếu có phương pháp tự học, tự rèn luyện tốt các em sẽ nhanh chóng khắc sâu kiến thức, hiểu đúng bài giảng của thầy cũng như vận dụng tốt trong kiểm tra đánh giá. Để làm được điều này, ngoài việc giảng dạy của giáo viên ở trường, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của gia đình như hướng dẫn trẻ tự học, tạo điều kiện môi trường học tập, kiểm tra việc tự học...
- Tuyên truyền vận động để nâng cao trách nhiệm phụ huynh trong việc hạn chế trẻ thất học, bỏ học. Vì một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ bỏ học, thất học có thể nói chính là nguyên nhân gia đình. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ trong một số trường hợp như : cha mẹ nghèo khó, không có tiền cho con đến trường, trẻ phải ở nhà làm phụ gia đình ; trường hợp trẻ mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ ly dị, dãn đến trẻ phải tự kiếm sống ; trường hợp cha mẹ làm ăn xa, tạm trú nhiều nơi, con cái phải học theo thời vụ ... đã làm cho một bộ phận trẻ trong độ tuổi không được và chưa được đến trường.
Tóm lại, tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức giúp mọi người có hiểu biết sâu sắc và có trách nhiệm tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương ; để phát huy đúng mức vai trò phối hợp của gia đình đối với nhà trường ; để mọi người cùng trả lời được câu hỏi "học để làm gì? Lấy gì để học ?", để người dân vùng dân tộc thấy được sự cần thiết phải biết chữ, phải đi học, phải có kiến thức, thấy được nguyên nhân sâu xa của đói nghèo là do trình độ còn hạn chế, là một trong những biện pháp không thể thiếu được trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương.
3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.