7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. THỰC TRẠNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN
2.2.5 Tình hình giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và điều kiện có liên quan
đến giáo dục Tiểu học ở vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh.
Để làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc song song với việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học (để đảm bảo sự phát triển số lượng), vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là việc tổ chức các điều kiện học tập của học sinh (để nâng cao chất lượng). Để theo dõi và có biện pháp thích hợp trong vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 100 giáo viên ở một số trường Tiểu học thuộc 5 huyện vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh, mỗi khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) 20 giáo viên vói 18 nội dung có liên quan đến các điều kiện trong việc giảng dạy và học tập ở bậc Tiểu học (xem phụ lục 2). Phân tích kết quả khảo sát qua các bảng tổng hợp (xem phụ lục 7), có thể nêu một số nhận xét sau :
- Để tạo điều kiện cho trẻ em học tốt chương trình bậc Tiểu học, và nhất là để trẻ dân tộc có cơ hội tiếp xúc với môi trường học tiếng Việt, 100% ý kiến đều thống nhất với yêu cầu trẻ phải được học Mẫu giáo trước khi vào lớp một.
- Về các điều kiện giảng dạy và học tập như : cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, cách kiểm tra đánh giá đang sử dụng ... xem như tương đối phù hợp, vì nó được sự đổng ý của đa số (50% đến 85% ý kiến), ý kiến không đồng ý thấp (2,5% đến 30%). Tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh, sự tăng cường ở một vài địa phương để mức độ phù hợp được nâng lên.
- Về thời gian học tập, đa số không đồng ý việc tăng thời gian học của học sinh trong nhà trường. Cũng như chương trình học hiện tại cần được giảm tải để không tạo áp lực đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc.
- Về tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa và nội dung các môn học có được sự thống nhất của đa số ý kiến, nhưng vấn đề điều chỉnh, bổ sung từng phần trong nội dung, trong từng môn học theo hướng giữ được sự ổn định nhưng vãn có những thay đổi mới cần thiết, phù hợp với điều kiện và khả năng của đội ngũ giáo viên, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ dân tộc là điều cần được quan tâm để góp phần thực hiện giáo dục toàn diện ở bậc Tiểu học.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC TỈNH TRÀ VINH