7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
3.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong
Đây là yêu cầu quan trọng trong công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, hệ thống chính quyền, đoàn thể, là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng, là một trọng tâm lãnh đạo như các vấn đề kinh tế khác của địa phương.
• Công tác lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong thực hiện mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vừng dân tộc.
Cấp ủy Đảng xây dựng Nghị quyết và kế hoạch cụ thể để phát triển phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc ; có những biện pháp triển khai kiên trì, có bước đi thích hợp với địa phương trong những khoảng thời gian nhất định. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc, có những biện pháp tích cực giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh ; vận dụng sáng tạo các quy định chung của Nhà nước ở địa phương, phát huy kịp thời các sáng kiến của quần chúng.
• Công tác chỉ đạo của Hội đồng Nhân dân trong thực hiện mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
Hội đồng Nhân dân các cấp là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng về mọi mặt của nhân dân địa phương, có trách nhiệm cụ thể hóa chủ trương, Nghị quyết của Đảng, hoạch định chương trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc với chỉ tiêu phù hợp theo từng giai đoạn ; làm cơ sở cho việc cân đối các điều kiện thực hiện như ngân sách, đội ngũ, cơ sở vật chất... Thường xuyên giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền đối vối Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, để có thể đánh giá đúng mức kết quả đạt được trong công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương. Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cần có tính khả thi, nhằm đảm bảo cho việc triển khai và tổ chức thực hiện được đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp trong quá trình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
• Công tác chỉ đạo của uỷ ban Nhân dân trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
Ủy ban Nhân dân là cơ quan hành pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi theo vai trò và trách nhiệm được quy định trong những văn bản Nhà nước về phân cấp quản lý giáo dục. Sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân các cấp trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc thể hiện trên một số lĩnh vực sau :
- Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc gắn kết, lồng ghép với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh hoặc huyện như chương trình xoa đói giảm nghèo, chương trình cung cấp nước sạch, chương trình khuyến nông, chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc, chương trình phát triển giao thông và thúy lợi, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng ấp - khóm văn hóa, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh ... Tăng cường đầu tư, có những chính sách thích hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng dân tộc, nâng cao mức sống người dân nhất là đồng bào Khmer, tạo điều kiện để phụ huynh có thể cho con em đến trường.
- Xây dựng, củng cố bộ máy Ban chỉ đạo theo từng cấp, chú ý ổn định bộ máy Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc ; cơ cấu bộ máy cần gọn nhẹ đúng đối tượng để phát huy tác dụng ; xây dựng rõ quy chế hoạt động, sự phối hợp của Ban chỉ đạo với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan.
- Ngoài nguồn kinh phí do Trung ương cấp, cần có sự cân đối để có thể tăng kinh phí cho sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc bằng nguồn ngân sách địa phương. Xây dựng cơ chế cho phép khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách một cách hợp lý (huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các gia đình, các nhà từ thiện ...), tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế.
- Có các giải pháp nhằm bảo đảm điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc có chất lượng như : xây dựng đội ngũ giáo viên, ưu tiên bố trí biên chế bảo đảm đủ giáo viên về số lượng, tăng cường giáo viên cho vùng khó khăn. Kinh phí chương trình 135 của Chính phủ đầu tư cần ưu tiên xây dựng trường học cho các xã vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Quy hoạch mạng lưới trường Mẫu giáo, trường Tiểu học vùng dân tộc với quy mô thích hợp, tạo điều kiện cho mọi trẻ em trong độ tuổi phổ cập đặc biệt là trẻ em người dân tộc
đều được đi học thuận lợi. Học sinh dân tộc Khmer được miễn tiền học phí, tiền xây dựng trường sở.
- Chú trọng phát động phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, mà trước hết là xây dựng một phong trào học tập và tạo điều kiện để mọi người dân trong độ tuổi phổ cập giáo dục Tiểu học đều phải đến trường.
3.2.3 Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở