Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 53)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔ

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch

Thực hiện chủ trương về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, các cấp quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện đã xác định mục tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi là một trong những mục tiêu cơ bản về giáo dục - đào tạo trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Mục tiêu này được quán triệt trong Nghị quyết Đảng các cấp và cụ thể hóa trong kế hoạch của chính quyền cũng như sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hỗ trợ của các ngành có liên quan, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong tổ chức thực hiện.

- Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học :

Kết quả điều tra 30 cán bộ quản lý giáo dục về công tác phổ cập giáo dục Tiểu học (xem bảng 4, trang 41), có 27 ý kiến cho rằng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đã được thực hiện tốt ở địa phương, 3 ý kiến cho là thực hiện trung bình.

Kết quả điều tra về vấn đề này đối với 30 phụ huynh học sinh (xem bảng 4, trang 41), có 24 ý kiến cho rằng địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học, 6 ý kiến cho là thực hiện trung bình.

- Về kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi:

Kết quả điều tra qua 30 cán bộ quản lý và 30 phụ huynh học sinh (xem bảng 4, trang 41) cho thấy có sự thống nhất trong nhận xét, với 8 ý kiến cho rằng địa phương đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và 22 ý kiến cho rằng địa phương thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi còn ở mức độ trung bình.

Qua kết quả điều tra khảo sát ta thấy chủ trương phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc tuy là một chủ trương tương đối mới, nhưng đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương Trà Vinh, tuy nhiên kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy, vấn đề đặt ra cho địa phương là hệ thống các biện pháp để hình thành một phong trào học tập và tạo điều kiện để mọi trẻ em dân tộc trong độ tuổi đều phải được phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)