7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔ
2.3.3 Thực trạng quản lý chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học
Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, cũng như đánh giá hiệu quả đào tạo ở bậc Tiểu học là tỷ lệ học sinh lưu ban, tỷ lệ học sinh Tiểu học bỏ học hàng năm. Vì vậy, ngoài việc huy động trẻ ra lớp, công tác duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm là một trong những yêu cầu thiết thực để thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Trong những năm qua, tỷ lệ học sinh Tiểu học trong vùng dân tộc bỏ học, lưu ban được thể hiện như sau.
Những dữ liệu trong bảng 8 cho thấy tình hình học sinh vùng dân tộc bỏ học từ năm học 1997-1998 trở về trước khá cao từ 5,1% đến 8,64%. Có thể nói rằng, tình trạng học sinh bỏ học hàng năm là một trong những trở ngại lớn cho công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, vì nó đã góp phần làm tăng thêm số lượng trẻ trong độ tuổi không đến trường chưa được huy động hết. Tuy nhiên, do việc triển khai tốt chương trình trọng điểm về phổ cập giáo dục Tiểu học, nên tỷ lệ bỏ học có giảm rõ rệt, từ 8,64% năm học 1992-1993 còn 3,71% năm học 1998-1999 và 3,35% vào năm học 2000-2001. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ học sinh vùng dân tộc bỏ học so với tỷ lệ chung của tỉnh cũng đã giảm đáng kể, từ 1,32 năm học 1992-1993 còn 0,96 năm học 2000-2001. Nhưng vấn đề cần được quan tâm ở đây là xu thế không thật ổn định và bền vững của tỷ lệ học sinh bỏ học (3,71% năm học 1998-1999 tăng lên 4,26% năm học 1999- 2000). Riêng đối với học sinh dân tộc Khmer, giai đoạn 1992-1998 bình quân mỗi năm có khoảng 2.500 học sinh bỏ học và khoảng 1.500 học sinh giai đoạn 1998-2001. Một nhiệm vụ nặng nề đặt ra là phải duy trì xu thế giảm dẩn học sinh bỏ học, bởi các nguyên nhân kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc học sinh vùng dân tộc bỏ học hơn là các nguyên nhân sư phạm.
b/ Tình hình học sinh lưu ban.
Tỷ lệ lưu ban là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục. Học sinh lưu ban không những kéo lùi tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm lý lành mạnh của trẻ (thất bại đầu đời), đồng thời đây còn là một sự lãng phí xã hội lớn (xét về góc độ chi phí đầu tư / học sinh). Do đó, việc giảm tỷ lệ lưu ban là mối quan tâm hàng đầu của ngành Giáo dục trong quá trình thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Song song với việc vận động trẻ em ra lớp, ngành đã tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường Tiểu học vùng dân tộc, tăng cường đội ngũ giáo viên có khả năng dạy hai thứ chữ (Việt - Khmer) nhất là khối lớp một, bồi dưỡng năng lực của giáo viên cũng như phương pháp giảng dạy để giảm dần tỷ lệ học sinh ở lại lớp. Xu thế chung của việc giảm tỷ lệ lưu ban trong thời gian qua là rất rõ ràng ; từ 16,14% năm học 1992-1993 còn 11,33% năm học 1996-1997 và 4,35% năm học 2000-2001. Tỷ lệ học sinh vùng dân tộc lưu ban so với tỷ lệ chung của tỉnh không còn khoảng cách lớn, 4,15 năm học 1992-1993 và 0,3 năm học 2000-2001. Đối với học sinh dân tộc Khmer, tuy số lưu ban có giảm dần từ 4.687 năm
học 1992-1993 còn 1.920 năm học 2000-2001, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức độ cao cần phải được quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo.
c/ Tỷ lệ hoàn thành bậc Tiểu học.
Để xác định hiệu quả đào tạo bên trong của phổ cập giáo dục Tiểu học, có thể sử dụng tiêu chí "tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc Tiểu học" khi so sánh với tổng số học sinh nhập học lớp 1 năm năm về trước. Bảng 9 cho biết những dữ liệu về tiêu chí này trên địa bàn dân tộc tỉnh Trà Vinh.
Qua phân tích số liệu trong bảng 9 chúng ta thấy tỷ lệ học sinh vùng dân tộc (kể cả học sinh dân tộc Khmer) hoàn thành bậc Tiểu học đã phát triển tương đối vững chắc trong năm năm học liên tiếp. Hiệu quả đào tạo bên trong đã được nâng lên tuy vẫn còn ở mức độ thấp. Đây là kết quả tổng hợp của việc giảm tỷ lệ lưu ban, giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao tỷ lệ duy trì trẻ em học đến lớp 5. Và đây cũng chính là những nỗ lực của việc triển khai chương trình quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh.