Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 77 - 79)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

3.2.3 Tăng cường vai trò của ngành giáo dục trong quản lý mục tiêu, kế hoạch phổ cập

vật chất.

Để nâng cao hiệu quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, trong quản lý mục tiêu, kế hoạch và các điều kiện về đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất, ngành giáo dục (Sở Giáo dục-Đào tạo, Phòng Giáo dục-Đào tạo) cần đặc biệt quan tâm ở một số vấn đề sau.

- Tham mưu cho các cấp uy Đảng và chính quyền về xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, đề xuất chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, đánh giá đúng, chính xác thực trạng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch mang tính khả thi.

- Định hướng các chỉ tiêu có liên quan đến kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc như tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào học lớp một, tỷ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học ... làm cơ sở cho sự phấn đấu của các đơn vị trường học trong tổ chức thực hiện.

- Chỉ đạo và quản lý công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc theo đúng kế hoạch, đúng quy trình, tăng cường công tác kiểm tra, thay đổi hình thức thanh tra để đánh giá đúng thực trạng và có kế hoạch điều chỉnh uốn nắn để thúc đẩy các cơ sở giáo dục thực hiện đạt yêu cầu về chất lượng và thời gian của kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

- Xây dựng nền nếp quản lý chặt chẽ khoa học trong ngành giáo dục, thể hiện qua việc đảm bảo tính chuẩn xác của các số liệu điều tra về kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc, hàng năm có kiểm tra, điều chỉnh, cập nhật kịp thời.

- Có các giải pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đưa lớp đến gần dân. Mở các điểm lẻ trường Tiểu học xuống tận ấp, nơi chưa có giao thông thuận lợi, dân cư phân bố phân tán tạo điều kiện cho học sinh lớp 1, lớp 2 dễ đến trường. Tổ chức các lớp ghép trong trường Tiểu học vùng dân tộc nơi có ít học sinh theo từng độ tuổi, nhằm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học. Từng bước nâng cấp, kiên cố và tầng hóa trường Tiểu học vùng dân tộc, xóa phòng tre lá tạm thời bằng nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và sự đóng góp của dân. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường Tiểu học vùng dân tộc, đầu tư xây dựng trường Tiểu học vùng dân tộc đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện đưa dần học sinh Tiểu học vùng dân tộc được học 2 buổi/ngày. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp hàng năm thông qua việc phân phối, điều tiết, xây dựng các định mức chi ưu tiên cho vùng dân tộc, phát động phong trào vùng thuận lợi ủng hộ vùng khó khăn.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống trường lớp Mẫu giáo vùng dân tộc, chú ý việc đa dạng hóa các trường lớp Mẫu giáo, mở lớp Mẫu giáo 36 buổi để thu hút đại bộ phận trẻ em 5 tuổi người dân tộc vào trường. Triển khai có hiệu quả chương trình "Tăng cường tiếng Việt" ở các lớp Mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc, tạo điều kiện cho trẻ dân tộc làm quen với môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.

- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý Sở, Phòng và trường Tiểu học. Sở có Phòng Tiểu học làm đầu mối quản lý giáo dục Tiểu học, Phòng Dân tộc theo dõi công tác giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc. Phòng giáo dục bố trí từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách tham mưu cho lãnh đạo về giáo dục Tiểu học và dân tộc.

- Ngành giáo dục phải xem công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc là một trong những công tác trọng tâm trước mắt và lâu dài, được xác định rõ trong phương hướng nhiệm vụ năm học. Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, triển khai có hiệu quả nội dung phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc. Chỉ đạo trường Tiểu học tổ chức tốt cuộc vận động "Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường" vào mỗi đầu năm học.

3.2.4 Tăng cường vai trò của trường Tiếu học trong quản lý số lượng và chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)