7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua phân tích tình hình phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và thực trạng quản lý phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét về mặt mạnh và hạn chế như sau :
Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc.
2.4.1 Mặt mạnh
- Trong quá trình bước đầu thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và chuẩn bị tiến tới phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh đã đạt được chuẩn về phổ cập giáo dục Tiểu học, số lượng học sinh dân tộc 6 tuổi vào lớp một, số học sinh 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học và học sinh 14 tuổi tốt nghiệp Tiểu học mỗi năm đều tăng, tỷ lệ học sinh dân tộc lưu ban, bỏ học hàng năm giảm đáng kể.
- Mạng lưới trường lớp Tiểu học vùng dân tộc tương đối đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ (với 147 trường, trên 600 điểm học), bình quân mỗi xã có hơn 2 trường Tiểu học với nhiều điểm học đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em dân tộc đến trường nhất là học sinh lớp 1, 2, góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học.
- Triển khai công tác phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc thích hợp theo từng bước, phù hợp từng địa bàn, có chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm chỉ đạo đại trà.
- Tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường, không chỉ làm tăng số lượng trẻ được huy động ra lớp, mà thông qua đó từng bước giúp đồng bào dân tộc Khmer nhận thức đầy đủ hơn về Luật phổ cập giáo dục và có nhu cầu cho con em học tập.
- Bậc Tiểu học vùng dân tộc từng bước được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và con người. Đến nay, hiện tượng phòng học 3 ca, tình trạng thiếu giáo viên Tiểu học sau khai giảng không còn là khó khăn của trường Tiểu học vùng dân tộc. Điều này đã góp phần ổn định để phát triển, nâng dần hiệu quả đào tạo cho con em người dân tộc Khmer.
2.4.2. Nguyên nhân mặt mạnh
- Truyền thống hiếu học của nhân dân Trà Vinh, truyền thống này được khơi dậy và nhân lên gấp bội qua đường lối phát triển giáo dục và chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
- Chủ trương phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi thể hiện trong Luật phổ cập giáo dục Tiểu học và các văn kiện của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống, được các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương vùng dân tộc quán triệt, tổ chức thực hiện, tập trung chỉ đạo và trở thành mục tiêu phấn đấu của địa phương và cơ sở.
- Chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc Khmer đã được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác, tạo điều kiện để các ngành, các cấp phối hợp trong hành động cụ thể, huy động được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Nhiều chính sách của địa phương về dân tộc cũng đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu, tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc.
- Ngành Giáo dục đã thực hiện đa dạng hóa về chương trình, tài liệu học tập cũng như phương thức huy động, tổ chức lớp học phù hợp hoàn cảnh trẻ em thất học, trẻ em dân tộc, quan tâm việc giảng dạy song ngữ trong nhà trường vùng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút trẻ trong độ tuổi tham gia vào việc học tập. Chỉ tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vùng dân tộc đã được các cấp quản lý giáo dục xác định là một trong những tiêu chuẩn thi đua mà địa phương và cơ sở phải phấn đấu thực hiện.
2.4.3. Mặt hạn chế
- Phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc tỉnh Trà Vinh đã được công nhận nhưng chưa vững chắc vì chưa đạt chuẩn phổ cập theo từng độ tuổi.
- Trường lớp Mẫu giáo chưa đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu trẻ em trước khi vào lớp một, số trẻ 5 tuổi vùng dân tộc đi học các lớp Mẫu giáo hàng năm còn thấp (khoảng 50 - 60%).
- Học sinh 11 tuổi vùng dân tộc tốt nghiệp Tiểu học quá thấp (37,9%). Tỷ lệ học sinh các lớp Tiểu học theo đúng độ tuổi còn thấp, 7 tuổi học lớp hai đạt 69,1%, 8 tuổi học lớp ba đạt 59,6%, 9 tuổi học lớp bốn đạt 53,1%, 10 tuổi học lớp năm đạt 45%. Có xu hướng giảm dần tỷ lệ học đúng độ tuổi theo các khối lớp bậc Tiểu học vùng dân tộc. Hiệu quả đào tạo còn thấp. Còn nhiều trẻ em người dân tộc trong độ tuổi chưa đến trường hoặc bỏ học, lưu ban.
- Cơ sở vật chất trường học vùng dân tộc tuy đã được đầu tư có hiệu quả trong những năm qua, nhưng cũng chỉ mới xóa được 3 ca, giảm phòng học tre lá tạm thời, đang kiên cố hóa từng bước. Yêu cầu tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, yêu cầu trường lớp để học 2 buổi/ngày vẫn đang là một thách thức lớn đối với giáo dục Tiểu học vùng dân tộc.
- Đội ngũ giáo viên vùng dân tộc vẫn còn nhiều bất cập về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ giáo viên/lớp vùng dân tộc tuy đã có tăng hơn (1,09) nhưng trong đó có cả đội ngũ giáo viên dạy Khmer ngữ.
2.4.4. Nguyên nhân của sự hạn chế
- Hoạt động của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc còn mang tính chất phong trào, thiếu thường xuyên liên tục.
- Công tác tuyên truyền, phát động giáo dục trong nhân dân về Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học chưa sâu sát, chưa làm cho một bộ phận người dân quán triệt được tầm quan trọng của sự nghiệp phổ cập giáo dục Tiểu học trong công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của vùng dân tộc.
- Vai trò nồng cốt của ngành Giáo dục trong tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách, trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của từng lúc, từng địa phương chưa được thể hiện rõ nét, thiếu tính chủ động, sáng tạo.
- Chưa phát huy đến mức tối đa sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng tham gia công tác phổ cập giáo dục Tiểu học vùng dân tộc.
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN
TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI VÙNG DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH.