Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Simexo DakLak trong năm vừa qua:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 85 - 90)

trong năm vừa qua:

1. Khó khăn:

Vụ cà phê 2008-2009 là một niên vụ cực kỳ khó khăn do trước hết là do:

- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã tác động lên nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành cà phê. Điều đó đã dẫn đến thị trường nhập khẩu và khách hàng tiêu thụ có sự sụt giảm.

- Cà phê Colombia bị mất mùa gây nên sự thiếu hụt loại cà phê Colombian Mild

đã tác động đến tình hình tiêu thụ các loại cà phê khác.

- Giá cà phê trên thị trường quốc tế biến động lớn, từ 2.200 -2.300 USD trong vụ 2007-2008 đến nay chỉ còn 1.400- 1.500 USD. Giá trừ lùi biến động bất lợi cho nhà xuất khẩu.

- Giá nội địa luôn cao hơn giá FOB thành phố Hồ Chí Minh.

- Tình hình khí hậu thời tiết không thuận lợi, đợt mưa cuối mùa năm 2008 kéo

dài ở các vùng trồng cà phê Tây Nguyên đã gây khó khăn trong khâu thu hái, phơi

sấy, gây hậu quả không tốt cho chất lượng cà phê vụ 2008-2009 dẫn đến tỷ lệ hạt

đen quá nhiều. Do vậy vào những tháng cuối vụ rất khó mua hàng nguyên liệu để

chế biến và xuất khẩu, lượng hàng phế phẩm (hạt đen) tương đối nhiều.

2. Thuận lợi và kết quả đạt được:

Trước những khó khăn đó, Công ty đã cố gắng vận dụng mọi biện pháp,

phương thức thu mua để có thể khai thác được nguồn hàng như: mua hàng có ứng tiền trước cho các đại lý, triển khai thu mua hàng nguyên liệu để chế biến hàng thành phẩm xuất khẩu…Do vậy tổng số lượng hàng đã mua được trong vụ là hơn

Được sự ủng hộ của Nhà nước trong việc vay vốn cũng như mức hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã tạo cho Công ty có vốn trong việc thực hiện kinh doanh

mua hàng để xuất khẩu.

Về thị trường đầu ra, Công ty đã đổi mới phương thức giao dịch, tìm kiếm – mở rộng thị trường và khách hàng nhập khẩu nhằm tạo tiền đề phát triển bền vững trong thời gian tới. Hiện tại Công ty đã thiết lập giao dịch trực tiếp với 30 khách hàng nhập khẩu và đã có một đại diện ở Châu Âu để có thể tiếp cận các tập đoàn

rang xay lớn của Châu Âu. Từ đại diện này, Công ty đã bán hàng trực tiếp đến các nhà rang xay lớn như: Strauss của Thụy Sỹ, Lavazza của Ý, Ahold của Hà Lan…Tuy giao dịch trực tiếp chiếm số lượng còn khiêm tốn trong tổng số lượng hàng xuất khẩu nhưng đó cũng là thành tựu của Công ty trong việc thực hiện hoạt

động bán hàng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY SIMEXCO DAKLAK KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG SIMEXCO DAKLAK KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TƯƠNG

LAI I. Đối với Công ty: I. Đối với Công ty:

1.1. Cơ sở của giải pháp:

Thị trường cà phê tương lai luôn biến động phức tạp khó lường, nếu chúng ta không nắm bắt thông tin kịp thời thì có khi qua một đêm “tiền tỷ đội nón ra đi”.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì thông tin là điều cực kỳ quan trọng nếu nắm bắt thông tin một cách kịp thời và chính xác thì ta có thể chủ động trong mọi tình huống và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời nếu thị trường diễn biến theo chiều hướng xấu hoặc tận dụng những cơ hội và điều kiện thuận lợi để kinh doanh kiếm lời nếu thị trường đang diễn biến tốt. Đặc biệt kinh doanh trong thị trường cà phê tương lai giá cả luôn biến động bất ngờ và khó có thể dự đoán được.

1.2. Nội dung giải pháp.

1 Thành lập phòng Marketing để nghiên cứu thị trường và phân tích kỹ thuật

để dự báo giá thị trường trong nước và thế giới.

2 Cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để học tập và nâng cao nghiệp vụ

kinh doanh.

3 Nghiên cứu và học hỏi sâu về thị trường hơn nữa, đồng thời phân tích tốt các yếu tố kỹ thuật để có thể dự đoán được diễn biến giá cả trong tương lai.

1.3. Hiệu quả của giải pháp:

Tạo được thế chủ động trong kinh doanh, từ đó có chiến lược quản lý tốt, chiến lược kinh doanh phù hợp và sự nhạy bén trong mọi trường hợp.

Việc phân tích các yếu tố kỹ thuật tốt giúp cho Công ty sử dụng linh hoạt, hợp lý các phương thức chốt giá bảo vệ nhằm đảm bảo tối đa lợi nhuận cho việc kinh doanh hàng thật của mình.

2.Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng sản phẩm 2.1. Cơ sở của giải pháp 2.1. Cơ sở của giải pháp

Ngày nay với xu thế phát triển của thế giới, đời sống của người dân ngày

càng được nâng cao nên nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao ngày càng gia tăng.

nay.

Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Brazil

và đứng vị trí số 1 thế giới trong xuất khẩu cà phê vối Robusta (chiếm tới 38,08% sản lượng cà phê Robusta trên thế giới) nhưng lại có một nghịch lý là khi bán ra thị trường thế giới phải chịu mức trừ lùi lớn, có khi trừ lùi đến 270 USD/tấn so với thị trường Liffe, vì vậy mức giá mà ta bán được thua xa so với cà phê cùng loại của Inđônesia và Thái Lan. Nguyên nhân là do phong tục thu hoạch và chế biến còn thô sơ và lạc hậu của người dân khiến cho chất lượng cà phê không đồng đều và phải tốn nhiều công sức trong khâu phân loại, chế biến.

2.2. Nội dung của giải pháp

1 Đầu tư vào chế biến sâu bằng việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc chế

biến.

2 Hợp tác với cơ quan hữu quan để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật mới vào sản xuất

3 Đẩy mạnh dự án “cà phê bền vững” bằng cách tiếp tục hợp tác với những vùng trồng cà phê lớn để hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, bón phân và thu

hoạch đạt hiệu quả cao nhất để tạo ra nguồn cà phê “sạch”, có chất lượng

cao, đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách hàng.

2.3. Hiệu quả của giải pháp

Khi tạo ra được nguồn hàng có chất lượng cao thì Công ty có thể đáp ứng

được nhu cầu của khách hàng và có thể bán ra thị trường thế giới với giá cao hơn,

giảm được rủi ro trừ lùi do chất lượng , thay vào đó là mức cộng thêm so với giá trên thị trường.

Nâng cao được uy tín của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thông qua dự án “cà phê bền vững” tạo được mối quan hệ gần gũi, thân thiết với bà con nông dân, qua đó giúp cho hoạt động thu mua hàng xuất khẩu được thuận lợi hơn.

3. Giải pháp 3: Nâng cao tiềm lực về vốn của Công ty 3.1. Cơ sở của giải pháp: 3.1. Cơ sở của giải pháp:

Để đảm bảo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu trong xu thế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và để đảm bảo cho công tác dự phòng rủi ro kinh doanh vốn ngày càng lớn trong ngành kinh doanh cà phê thì bất kỳ một Công ty nào cũng cần có nguồn lực tài chính dồi dào.

Trong những năm gần đây, thị trường cà phê thế ngoài sự tác động của nhân tố cung cầu thì còn chịu nhiều tác động của các quỹ tài chính khổng lồ, đôi

khi các quỹ này còn lấn lướt cả nhân tố cung cầu nhờ vào tiềm lực tài chính khổng lồ của họ. Họ thường xuyên có những tác động khống chế, làm chao đảo trị trường

dưới hình thức mua bán đầu cơ nhằm tiêu diệt các nhà kinh doanh nhỏ. Vì vậy, Công ty cần có nguồn lực tài chính đủ mạnh để có thể đứng vững trước những diễn biến này.

3.2. Nội dung của giải pháp

1 Tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để tạo

được mối quan hệ làm ăn, đồng tận dụng sự giúp đỡ khi cần thiết. 2 Cổ phần hóa doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn đầu tư

3 Hiện nay lượng hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng cao trong Công ty, vì vậy Công ty cần thực hiện công tác tiêu thụ hơn nữa bằng cách tăng lượng hàng gởi bán và giảm hàng thành phẩm lưu kho.

4 Tiếp tục tiếp cận trực tiếp đến các thị trường tiêu thụ cà phê, hướng đến các nhà rang xay lớn trên thế giới, tạo ra kênh phân phối đến người tiêu thụ

cuối cùng nhằm tiết kiệm chi phí nhờ việc “mua tận gốc, bán tận ngọn” và tạo nguồn đầu ra ổn định.

3.3. Hiệu quả của giải pháp:

Một khi Công ty đã có năng lực tài chính ổn định thì có thể giúp Công ty chủ động hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thiếu vốn để mua hang xuất khẩu không còn là vấn đề nan giải nữa, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)