Giao dịch AA (Against Actual): là giao dịch đối với hàng thật, thực chất của loại giao dịch này là bán hàng thật và mua lại trên thị trường tương lai hay còn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 67 - 68)

- Long hedge (Tức là chốt giá ở vị thế mua): trạng thái này ngược lại với trạng

2.2.2. Giao dịch AA (Against Actual): là giao dịch đối với hàng thật, thực chất của loại giao dịch này là bán hàng thật và mua lại trên thị trường tương lai hay còn

của loại giao dịch này là bán hàng thật và mua lại trên thị trường tương lai hay còn gọi là đổi hàng. Tức là mua hàng trên thị trường tương lai nhưng không phải mua trên sàn giao dịch mà mua của một người có vị thế trên thị trường tương lai.

Ví dụ: Một nhà rang xay trong quá trình sản xuất cần 100 tấn cà phê để làm nguyên liệu nhưng hiện tại họ vẫn chưa mua được hàng. Để tính toán giá thành sản xuất, họ thực hiện việc mua khống trên thị trường tương lai 10 lôt với giá 1.400 USD và họ lấy giá 1.400 USD tính vào giá thành sản xuất.

Sau đó một nhà xuất khẩu ký hợp đồng bán hàng thật cho họ với giá trừ lùi 10 USD/tấn, quyền chốt giá thuộc về nhà rang xay. Đồng thời nhà rang xay đưa ra

yêu cầu kèm theo là thực hiện giao dịch AA với nhà xuất khẩu đó.

- Giả xử nhà rang xay chốt giá 1.300 USD Giao dịch AA sẽ diễn ra như sau:+ Nhà rang xay:

7 Mua 100 tấn hàng thật với giá: 1.300 – 10 = 1.290 USD 8 Bán 10 lôt trên thị trường tương lai với giá 1.300 USD + Nhà xuất khẩu:

9 Bán 100 tấn hàng thật với giá: 1.300 – 10 = 1.290 USD

- Mua 10 lôt trên thị trường tương lai với giá 1.300 USD Giao dịch AA

Như vậy thay vì nhà xuất khẩu đặt mua 10 lôt trên thị trường tương lai giá 1.300 USD và nhà rang xay đặt lệnh bán 10 lôt trên thị trường tương lai với giá 1.300 USD thì họ có thể hoán đổi vị thế cho nhau, tức là nhà xuất khẩu sẽ nhận vị

thế đoản (vị thế bán) của nhà rang xay, nhà rang xay thì nhận được hàng thật và tất

toán được vị thế của mình trên thị trường tương lai và tất nhiên lệnh đó cũng phải

được diễn ra trên sàn giao dịch thông qua nhà môi giới của họ.

Giao dịch này không có hiệu quả về mặt kinh tế vì bản chất của giao dịch này chỉ là đặt các lệnh mua và bán kèm theo điều kiện trao đổi hàng thật nhưng nó

mang lại sự tiện ích đối với các bên giao dịch vì nó có thể thanh toán các vị thế

bên, nhằm tránh sự phức tạp của việc phải giao hàng thật. Như ví dụ ở trên, nhà rang xay có vị thế mua hàng trước thì sau đó họ phải ở vị thế bán. Với giao dịch AA họ vừa nhận được hàng thật và vừa tất toán được vị thế của mình. Còn đối với nhà xuất khẩu thì họ bán được hàng thật và thay vì họ đặt lệnh mua trên thị trường

tương lai thì họ mua lại vị thế từ nhà rang xay.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của công ty tnhh một thành viên xuất nhập khẩu 2 - 9 daklak (simexco daklak) khi tham gia thị trường tương lai (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)